NHO GIÁO - Trang 381

Thái Cực có hai thể: động và tĩnh. Động thì sinh ra dương, động cực rồi lại
tĩnh. Tĩnh thì sinh ra âm, tĩnh cực rồi lại động. Cứ một động, một tĩnh thay
đổi nhau, cái nọ lấy cái kia làm gốc, chia làm âm, dương, lập thành hai nghi
vậy.
Dương động là sự dụng tác của Thái Cực, âm tĩnh là cái tập thể của Thái
Cực. Dương động thì biến hóa ra, âm tĩnh thì đông hợp lại. Bởi sự biến, sự
hợp ấy mà sinh ra ngũ hành là: thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Năm khí ấy thì ra
mà thuận là bốn mùa lưu hành vậy.
Ngũ hành hợp lại làm một là âm, dương; âm, dương hợp lại làm một là Thái
Cực; Thái Cực vốn là Vô Cực. Ngũ hành sinh ra, thì mỗi hành có một tính.
Cái chân

真 của Vô Cực (lý), cái tính của âm, dương và ngũ hành (khí)

diệu hợp mà đông lại. Đạo Kiền thành ra con trai, giống đực; đạo Khôn
thành ra con gái, giống cái. Âm, dương giao cảm với nhau (khí hòa) sinh ra
muôn vật, muôn vật lại giao cảm với nhau (hình hóa) mà sinh sinh ra mãi
và biến hóa vô cùng vậy.
Trong muôn vật, có giống người là bẩm thụ được cái tú khí rất thiêng liêng.
Cái hình đã sinh ra, thì cái thần cũng phát ra mà biết vậy. Năm tính cảm
động mà thiện, ác phân ra, vạn sự có vậy.
Thánh nhân lấy trung, chính, nhân, nghĩa, định ra cái đạo, mà lấy thể tĩnh
làm chủ và lập ra nhân cực. Cho nên thánh nhân hợp đức với trời đất, hợp
sáng với mặt trời, mặt trăng, hợp trật tự với bốn mùa, hợp cát, hung với quỷ
thần.
Quân tử sửa đạo ấy là cát, tiểu nhân trái đạo ấy là hung.
Cho nên nói rằng: Lập cái đạo của trời là âm với dương, lập cái đạo của đất
là nhu với cương, lập cái đạo của người là nhân với nghĩa. Lại nói rằng:
Xem cái trước ở chỗ gốc, trở lại đến chỗ sau cùng, cho nên biết rõ cái
thuyết tử sinh. Đạo Dịch lớn vậy thay, ấy là đến rất mực vậy!”
Đó là phần uẩn áo trong cái học thuyết của Chu Liêm Khê. Theo cái học ấy
thì trong vũ trụ chỉ có lý Thái Cực là nguồn gốc sự sinh hóa. Vạn vật đều
phải có lý ấy mới sinh hóa được. Vậy nên vạn vật, bất cứ vật nào, cũng có
một phần Thái Cực, nghĩa là vạn vật và Thái Cực cùng đồng một thể. Song
Thái Cực là một cái lý đơn nhất, mà theo cái học của Nho giáo, thì cái đơn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.