NHO GIÁO - Trang 383

của Thái Cực. Cái động thể ấy là đạo. Nối được đạo ấy là thiện, lập thành
đạo ấy là tính. Vậy tính không thể không thiện được.
Bậc thánh nhân sở dĩ là thánh, là bởi có hoàn toàn cái thực lý. Cho nên nói
rằng “Thánh, thành nhi dĩ hỹ

聖,,誠而已矣: Thánh là thành mà thôi”.

Thành và cơ. Thành có hai thể: động và tĩnh. Tĩnh thì vô mà động thì hữu.
Thể tĩnh rất công chính mà thể động rất minh đạt. Cho nên người giữ được
hoàn toàn sự thành, không giả dối chút nào, là vô vi, vô ngại vậy.
Chu Liêm Khê cho thánh nhân là bậc có cái thể và cái dụng rất đúng với
thiên lý. Thể là cái bản nhiên có sẵn, dụng là sự hành động phát hiện ra. Thể
chủ ở sự thành, dụng chủ ở cái cơ. Cho nên nói rằng: “Thành vô vi, cơ
thiện, ác

誠無爲,幾善惡: Thành là vô vi, cơ có thiện, ác”.

Ông lấy nghĩa Kinh Dịch mà giải thích chữ thành, chữ thần, và chữ :
“Tịnh nhiên bất động là thành, cảm nhi toại thông là thần, động mà chưa
hình ra ở khoảng hữu và vô là . Thành là cái lý bản nhiên, là cái mảy
mờ mờ mới nảy ra trước khi hành động, hễ cái mảy ấy mà ngay chính là
thiện, nghiêng lệch là ác. Vậy nên thánh nhân theo cái tín bản nhiên mà giữ
cái đức. Đức chia ra làm năm là: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Yêu là nhân, phải
là nghĩa, hợp lý là lễ, thông đạt là trí, trì thủ là tín.
Năm đức ấy ở trong tính cả. Theo cái tính ở những đức ấy, yên ở những đức
ấy, gọi là thánh. Quay trở về theo những đức ấy, cố giữ những đức ấy, gọi là
hiền. Những đức ấy phát hiện ra mà không thể trông thấy rõ, đầy khắp cả
mà không thể cùng, gọi là thần.
Thành thì tinh túy cho nên sáng, thần thì ứng nghiệm cho nên linh diệu, cơ
thì vi tế cho nên u ẩn, Có cả thành, thần và cơ, là thánh nhân.
Động mà chính là đạo. Dụng mà hòa là đức. Trái nhân, trái nghĩa, trái lễ,
trái trí, trái tín, là tà cả. Đã tà mà động là nhục. Quá nữa là hại vậy. Cho nên
quân tử phải thận động.
Sư đạo. Chu Liêm Khê cho cái đạo của thánh nhân là rất quý, nhưng phải
có thầy dạy mới biết được. Đạo ấy, ông nói rút lại là: “Thánh nhân chi đạo
nhân nghĩa trung chính nhi dĩ hỹ

聖人之道,仁義中正而已矣: Đạo của

thánh nhân chỉ có nhân, nghĩa, trung, chính mà thôi”. Giữ được là quý, làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.