NHO GIÁO - Trang 386

có văn chương, thì truyền ra chẳng xa’. Người đi học không biết vụ lấy đạo
đức, mà chỉ chuộng lấy văn từ làm giỏi, thì người ấy chỉ là một tay giỏi
nghề mà thôi. Bởi vậy quân tử lấy đạo đức sung mãn làm quý, lấy thân yên
làm giàu, cho nên thường được thư thái, không có gì là không đủ, mà coi đồ
hiên miện như cái lông, coi đồ kim ngọc như cái bụi, vì cái quý trọng không
gì hơn đạo đức vậy”.
Cái đạo của thánh nhân, vào ở tai, giữ lấy ở tâm, chứa lấy làm đức hạnh,
đem thi hành ra làm sự nghiệp. Kẻ kia chuộng lấy văn từ mà thôi, là dở vậy.
Khen ngợi Khổng Tử và Nhan Tử. Trong sách Thông thư, Chu Liêm Khê
còn bàn về lễ, nhạc hình, chính. Song cũng chỉ theo cái ý nghĩa của Khổng
học mà phát minh ra, chứ không có điều gì khác. Sau cùng ông khen ngợi
cái công đức của Khổng Tử và cái học của Nhan Tử. Ông nói rằng: “Đạo
đức cao dày, giáo hóa vô cùng, thực sánh ngang với trời đất mà cùng đồng
với bốn mùa, chỉ có Khổng Tử vậy”. Khổng Tử có nói: “Ta muốn không
nói, kìa như trời có nói đâu, mà bốn mùa vẫn lưu hành, trăm vật vẫn hóa
sinh”. Vậy thì cái uẩn súc của thánh nhân, chẳng phải Nhan Tử chẳng trông
thấy được. Phát cái uẩn súc của thánh nhân để dạy muôn đời mà không
cung, ấy là Nhan Tử vậy.
Đó là nói lược cái tư tưởng của Chu Liêm Khê đã phu diễn ra trong sách
Thông thư, để học giả hiểu rõ cái học của ông từ phần hình nhi thượng đến
phần hình nhi hạ, nhất nhất là ông theo đúng cái tông chỉ của Nho giáo.
Bàn về hai bộ sách của Chu Liêm Khê, về sau Chu Hối Am làm bài chú, nói
rằng: “Thái Cực đồ thuyếtThông thư đại để là suy sự phân hợp của một
lý (Thái Cực), hai khí (âm, dương) và năm hành (thủy, hỏa, mộc, kim, thổ)
để làm cho cái tinh vi của đạo thể có manh mối, mở rộng sự thủ xả của đạo
nghĩa, văn từ và lợi lộc, mà sửa đổi sự kém hèn của tục học”. Lời ấy thật là
rất chính đáng vậy.
Kể từ cuối đời Chiến Quốc về sau, Nho giáo chỉ chuyên học về mặt công
truyền, chú trọng ở những điều luân lý và chính trị, bỏ mất phần hình nhi
thượng học, làm cho cái trình độ triết học của Nho giáo thấp kém đi. Sau
hơn một nghìn năm, Chu Liêm Khê quật khởi lên, suy nguyên về một lý
Thái Cực làm sáng rõ cái đạo uyên bác của thánh hiền, lấy nghĩa lý trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.