NHO GIÁO - Trang 387

Kinh Dịch và sách Trung Dung mà nâng cao cái nền tư tưởng của Nho giáo
và lập thành phái đạo học rất thịnh từ đời Tống trở đi. Dẫu về sau các danh
nho trong phái đạo học, còn có nhiều, nhưng chưa ai đã vượt khỏi cái phạm
vi vậy.

QUAN PHÁI: TRƯƠNG TÁI


Đồng thời với Chu Liêm Khê có Trương Tái cũng theo cái tôn chỉ lý học
mà lập ra một học thuyết rất có giá trị.
Trương Tái

張載, tự là Tử Hậu 子厚 (1020 - 1076), người đất Đại Lương,

thuộc tỉnh Hà Nam, đỗ tiến sĩ, ra làm quan được ít lâu rồi bỏ về ở Lam Sơn,
phía nam thành Trường An, tỉnh Thiểm Tây, nhân lấy tên chỗ ở là Hoành
Cừ

橫渠 mà đặt tên hiệu. Nhân vì ông ở đất Quan Trung, cho nên hậu nho

gọi phái học của ông là Quan phái.
Thuở ông còn trẻ, thích bàn việc binh, đến khi 20 tuổi đem thư đến yết kiến
Phạm Trọng Yêm, Phạm Trọng Yêm bảo ông về học sách Trung Dung,
nhưng ông cho là chưa đủ, bỏ đi học đạo Phật và đạo Lão. Ông học những
đạo ấy, thấy không sở đắc gì cả, lại trở về học sáu Kinh của Nho giáo, rồi
cùng với Trình Hạo và Trình Di bàn cái cốt yếu đạo học. Ông hớn hở mà
nói rằng: “Đạo ta tự đủ, sao lại đi tìm ở đâu”. Từ đó ông bỏ các học thuyết
khác mà theo Nho học.
Sau khi ông thôi quan về ở nhà dạy học và làm ra những bài Đông minh

, Tây minh 西銘, sách Chính mông 正蒙 và sách Dịch thuyết 易說. Trong
những sách ấy, có bài Tây minh và sách Chính mông nói rõ cái tông chỉ sự
học của ông hơn cả.
Tây minh. Trương Hoành Cừ viết hai bài minh ở hai bên tả hữu nhà học,
gọi là Đông minhTây minh, có nhiều nghĩa sâu xa, cho nên Trình tử mới
chép mà truyền cho các học giả.
Trong bài Tây minh, Trương Hoành Cừ nói rằng: “Kiền xưng là cha, khôn
xưng là mẹ, ta nhỏ mọn hỗn nhiên ở giữa. Cho nên cái lấp khắp trong
khoảng trời đất là cái tính của ta. “Dân ngô đồng bào, vật ngô dữ dã

民吾

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.