NHO GIÁO - Trang 389

đạo âm dương biến hóa. Bởi vậy khởi đầu sách Chính mông, ông nói rằng:
“Thái Hòa mà gọi là đạo là bởi trong Thái Hòa có cái tính phù, trầm, thăng,
giáng, động, tĩnh, tương cảm với nhau, cho nên mới sinh ra cái mối đầu của
sự nhân huân tương dạng, thắng phụ khuất thân. Cái đến thì cơ vi, dị giản,
mà cái cùng cực thì quảng đại kiên cố. Khởi biết ở cái dị là đạo Kiền, noi
theo ở cái giản là đạo Khôn. Tan ra man mác mà khả tượng được là khí,
thanh thông mà không khả tượng được là thần. Không như bụi trần nghi
ngút, không đủ gọi là Thái Hòa. Người nói đạo có biết đạo ấy mới gọi là
biết đạo, người học Dịch có thấy đạo ấy mới gọi là thấy Dịch.
“Thái Hư vô hình là cái bản thể của khí. Tụ và tán là cái khách hình của sự
biến hóa. Chí tĩnh vô cảm là cái uyên nguyên của tính. Hữu thức, hữu tri là
cái khách cảm của sự vật giao. Khách cảm, khách hình, cùng với vô cảm vô
hình, duy người biết hết được tính mới cho là một được.
“Cái khí trời đất tuy tụ, tán, công, thủ trăm đường, nhưng cái lý thì thuận
mà không lầm. Cái khí mà làm vật là tan vào chỗ vô hình, thích hợp được
cái thể của ta, rồi tụ lại mà có tượng, không mất cái thường của ta. Thái Hư,
không thể không có khí, khí không thể không tụ lại mà làm vạn vật, vạn vật
không thể không tan ra mà làm Thái Hư, cứ thế mà ra vào, không thể không
được. Song bên Nho giáo thì thánh nhân biết hết cái đạo trong khoảng đó,
kiêm được cả cái thể, mà không bị cái gì làm hệ lụy cả, là giữ được còn cái
thần đến rất mực vậy. Kẻ kia nói sự tịch diệt (Phật). Là đi mà không trở lại;
hoặc cố giữ cái sống, cô chấp cái có (Lão), là có vật mà không hóa. Hai bên
tuy có khác nhau, nhưng đều là không phải đạo cả.
“Biết hư không là khí, thì hữu vô, ẩn hiện, thần hóa, tính mệnh, suốt là một
không có hai. Nhưng biết tán, tụ, xuất, nhập, hình với không hình, mà suy
được đến cái gốc ở chỗ nào ra, là biết rõ đạo Dịch vậy. Nếu nói rằng:
năng sinh khí

虛能生氣, thì cái hư vô cùng, cái khí có hạn. Cái thể và cái

dụng khác hẳn, thành ra theo cái thuyết “hữu sinh ư vô

有生於無” của Lão

giáo, mà không biết rằng hữu và vô là cái lẽ thường của hỗn nhất. Nếu nói
rằng: Vạn tượng là vật hiện ra trong Thái Hư, thì “vật” với “hư” không giúp
nhau, hình tự hình, tính tự tính. Hình, tính, trời, người, không quan hệ với
nhau, thành ra lại mắc vào cái học thuyết của Phật giáo, cho sơn hà và đại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.