NHO GIÁO - Trang 391

'Thái Hư là cái khí rất thanh. Thành thì thông, thanh cực thì thần. Do Thái
Hư mà có tên gọi là Trời, do khí hóa mà có tên gọi là đạo. Hợp cái hư với
cái khí mà có tên gọi là tính, hợp tính với tri giác mà có tên gọi là tâm”.
Theo cái thuyết ấy, thì Trời và đạo, tính và tâm là phần linh diệu ở trong vũ
trụ, cùng đồng một thể cả. Dẫu có chia ra trăm đường, nghìn lối, chung quy
vẫn là Thái Hư. Thái Hư có cái thần hóa, biến ra âm, dương, rồi bởi hai khí
ấy mà sinh ra trời đất và vạn vật.
Cái ý của Trương Hoành Cừ là cho ở trong vũ trụ chỉ có vật vô hình như cái
thần hóa của Thái Hư và âm, dương mới là thật, còn những vật có hình như
trời đất và các pháp tượng là cặn bã của hai khí âm, dương mà thôi. Ông nói
rằng: “Quỷ thần là cái lương năng của hai khí vậy. Thánh là chí thành được
cái gọi là trời. Thần là con mắt diệu ứng của Thái Hư. “
Còn trời đất và pháp tượng là cặn bã của sự thần hóa vậy”. Cũng vì lẽ ấy
mà sau ông lại nói “Vận ư vô hình chi vị đạo, hình nhi hạ giả, bất túc dĩ
ngôn chi

運於無形之謂道,形而下者,不足以言之: Chuyển vần ở chỗ

vô hình gọi là đạo, cái hình nhi hạ thì không đủ nói làm gì”.
Xem đó thì biết cái học của ông rất chú trọng ở phần hình nhi thượng, ông
cho Thái Hư là rất linh diệu, song Thái Hư chỉ là một mà thôi. Cái một
không thể sinh hóa được, tất phải có cái hai. Bởi vậy mới nói rằng: “Lưỡng
bất lập, tắc nhất bất kiến, nhất bất kiến, tắc lưỡng chi dụng tức. Lưỡng thể
giả, hư thực dã, động, tĩnh dã, tụ tán dã, thanh trọc dã, kỳ cứu nhất nhi dĩ
兩不立,則一不見一不見則兩之用息。兩體者,虛實也,動靜也,聚
散也,清濁也,其究一而已: Cái hai mà không thành lập thì cái một
không thấy, cái một không thấy, thì cái dụng của cái hai cũng nghỉ. Hai thể
là hư thực, động tĩnh, tụ tán, thanh trọc, nhưng đến cùng cực thì chỉ một mà
thôi”. Cái hai ấy nói gồm lại là âm, dương do cái một là Thái Hư biến ra.
Thánh nhân lập ra Dịch cốt có bấy nhiêu, học giả phải hiểu rằng: “Có cảm
rồi sau mới thông, không có cái hai thì không có cái một. Cho nên thánh
nhân lấy cương, nhu để lập bản. Kiền, khôn nát thì không thấy đạo Dịch
nữa”. Đạo trời đất sở dĩ thành là vì cái lẽ: “Du khí lẫn lộn rối rít hợp lại mà
thành chất, sinh ra người và vật nghìn vạn giống khác nhau. Âm, dương hai
mối tuần hoàn không thôi, lập ra cái nghĩa lớn của trời đất”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.