NHO GIÁO - Trang 390

địa là cái bệnh hoạn. Đạo trời mà không rõ, là bởi kẻ mờ tối biết lược qua
cái thể hư không là tính, không biết lấy thiên đạo làm cái dụng, rồi lấy cái ý
kiến nhỏ mọn của người ta, làm cái nhân duyên của trời đất. Khi cái sáng
mà không rõ hết, thì nói bậy rằng thế giới, kiền, khôn là ảo hóa. Không tìm
thấy cái cốt yếu của sự u minh, bèn vượt bậc nghĩ càn mà thôi. Không hiểu
rõ cái lẽ nhất âm, nhất dương làm phạm vi cho trời đất, suốt đến cả ngày
đêm và cái quy củ của tam cực đại trung, bèn bảo là Nho, Phật, Lão hỗn
nhiên một đường. Những kẻ nói thiên đạo và tính mệnh là không mắc vào
cái hoảng hốt mộng ảo, thì lấy cái hữu sinh ra ở cái vô làm cái luận thuyết
cùng cao cực vi, và làm con đường nhập đức, chứ không biết chọn cái
phương pháp mà tìm những lẽ khác. Đó thật là bị tế hãm vậy.
“Khí Thái Hư mông mênh, lên xuống, bay và nở ra, chưa từng lúc nào nghỉ.
Đó là cái mà Dịch bảo là nhân huân

絪緼, cái mà Trang tử bảo là ‘Lấy cái

hơi thở mà sinh vật, thổi lẫn nhau như bụi trần vậy’. Ấy là cái cơ quan của
sự thực, hư, động, tĩnh, cái nguyên thỉ của âm dương. Nổi mà bốc lên là cái
khinh thanh của thể dương, chìm mà lắng xuống là cái trọng trọc của thể
âm. Sự cảm ngộ tụ tán, làm gió mưa, làm tuyết sương, là cái lưu hình của
phẩm, cái dung kết của núi sông, tức là cái cặn bã tro tàn vậy.
“Khí tụ lại thì mắt trông thấy được là có hình, khí không tụ lại thì mất
không trông thấy được là không hình. Lúc cái khí tụ lại, sao không bảo là
khách được? Lúc cái khí tan ra, sao đã vội bảo là không có? Cho nên thánh
nhân ngẩng lên xem, cúi xuống xét, chỉ nói biết cái cớ u minh, mà không
nói biết cái cớ hữu vô, Cái mà đầy trong khoảng trời đất là pháp tượng mà
thôi. Xét cái vẻ, cái vết không có con mắt không rõ được. Lúc có hình, thì
có thể lấy mà biết cái nguyên nhân của sự u; lúc không có hình thì có thể
lấy mà biết cái có của sự minh.
“Cái khí tán tụ đối với Thái Hư cũng như băng tuyết đối với nước. Biết
Thái Hư là khí, thì không có cái vô. Cho nên thánh nhân nói cái cùng cực
của tính và thiên đạo, là cho hết cả ở cái thần của số ba và số năm

64

, chỉ có

biến đổi mà thôi. Chư tử (Lão, Trang và Phật) đều là thiển vọng, cho nên
mới chia ra hữu vô, thế là không phải cái học cùng lý vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.