NHO GIÁO - Trang 394

Trong vũ trụ chỉ có cái thần là linh diệu, người ta phải cố đến chỗ biết được
cái thần. “Duy có thần mới có thể biến hóa, lấy sự động của thiên hạ mà
làm một vậy. Người ta mà biết cái đạo biến hóa thì ất biết việc làm của thần
vậy”. Biết được cái thần, thì không có việc gì là không làm được. Song
muốn sửa mình cho ngay và biết được sự cảm ứng của vật, thì phải vô ngã
tồn thần: Vô ngã nhiên hậu đắc chính kỷ chi tận, tồn thần nhiên hậu diệu
ứng vật chi cảm

無我然後得正己之盡,存神然後妙應物之感: Vô ngã rồi

sau mới được cái hết của sự chính mình, tồn thần rồi sau mới có cái cảm
của sự diệu ửng với vật”.
Người ta cùng với trời đất và vạn vật tuy cái hình thể khác nhau, nhưng nhờ
có đạo Thái Hòa ở trong vũ trụ, mà có thể giao thông với nhau được. Bởi
vậy mới nói: “Khí dữ chí, thiên dữ nhân, hữu giao thắng chi lý

氣與志,天

與人,有交勝之理: Khí với chí, trời với người, có cái lý giao thắng”. Hễ
cái khí thuần là một thì có thể động đến chí. Cái chí thuần là một thì có thể
động đến khí. Thiên định có thể thắng nhân, nhân định có thể thắng thiên.
Vậy nên mới nói: Chí khí, trời người có cái lý giao thắng vậy.
Tính. Tính là của trời phú cho vạn vật, thì tất là: “Tính giả vạn vật chi nhất
nguyên

性者萬物之一原: Tính là một cái nguồn gốc của vạn vật”, chứ

không phải là một mình ta riêng được. Tính là phần linh diệu bản nhiên của
trời đất, cho nên “Tính ư nhân vô bất thiện

性於人無不善: Tính của người

ta không có điều gì là không thiện”.
Nếu đã nói rằng tính thiện, thì sao lại có người hiền, người ngu, kẻ thiện, kẻ
ác? Trương Hoành Cừ chia tính ra làm hai thứ. Một thứ là tính bản nhiên
của Trời phú cho, một thứ là tính của khí chất thành ra. Cái tính của Trời
phú cho, thì muốn người cùng đồng một tính, cái tính của khí chất khởi phát
ra sau khi thành hình, thì mỗi người một tinh khác nhau. Bởi có khí thanh,
khí trọc, cho nên mới có hiền, ngu, có thiện, ác vậy.
Đây ta nên nhắc lại rằng: Bàn về chữ tính, khởi đầu Khổng Tử nói ở thiên
Hệ từ trong Kinh Dịch: “Nhất âm, nhất dương chi vị đạo, kế chi giả thiện
dã, thành chi giả tính dã

一陰一陽之謂,道繼之者善也,成之者性也”.

Ngài lại nói ở sách Luận Ngữ: “Tính tương cận dã, tập tương viễn dã

性相

近也,習相遠也”. Đến Mạnh Tử mới xướng lên cái thuyết tính thiện rồi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.