NHO GIÁO - Trang 396

mục đích cho sự học của mình. Trương Hoành Cừ thường nói rằng: “Học
có ích lớn là ở tự mình biến hóa được cái khí chất. Nếu không, thì không
phát minh được điều gì và chẳng được thấy cái uẩn áo của thánh nhân”. Có
biến hóa được cái khí chất đi, thì cái tâm của mình mới thanh hư và mỏi
hiểu được cái đạo uyên áo của thánh hiền.
Muốn biến hóa được cái khí chất, thì trước hết phải có chí. Cho nên nói
rằng: “Người có chí ở sự học, thì bất luận cái khí tốt xấu, chỉ xem cái chí
thế nào mà thôi”. Nếu cái chí mà kiên dũng, thì lo gì cái khí chất không
biến hóa đi được.
Đó là lược lấy những điều cốt yếu trong sách Chính mông để hiểu cái học
của Trương Hoành Cừ sở chủ ở điều gì. Ông thật đã có công đem cái học
hình nhi thượng của Nho giáo mà phu diễn ra rất tường tận. Song đối với
cái học ấy thường là phải trầm tư mặc tưởng, rồi lâu ngày tự giác ngộ lấy,
chứ không thể lấy văn từ mà tả cho hết ý nghĩa được. Đã gọi là hình nhi
thượng thì chỉ có tự mình ý hội lấy mà thôi, chứ không thể dùng cái hình
nhi hạ mà hình dung cho đủ cả được. Bởi thế cho nên sách Chính Mông tuy
đã là tinh tường, nhưng hãy còn có khuyết điểm. Trình Minh Đạo xem sách
ấy rồi viết thư bảo Trương Hoành Cừ rằng: “Những lời bàn thì đại khái có
cái tượng khổ tâm cực lực lắm, nhưng không có cái khí khoan dụ, ôn nhu.
Không phải là bởi có cái minh tuệ soi đến, chỉ bởi có cái công khảo sách
tìm được đến thế, cho nên cái ý thường thiên mà lời nói có nhiều chỗ bế tắc.
Mong rằng về sau cái nghĩa lý ngấm nghĩa ra, có ngày tự nhiên sẽ được
điều xướng, nghĩa là sẽ được thông đạt khoan hoằng”.
Bởi cái học của Trương Hoành Cừ lấy sự biến hóa khí chất làm cốt yếu và
lại cho là: “Trời sinh vật có tự, vật thành hình có trật; biết tự thì đạo thường
chính, biết trật thì lễ hành”, cho nên ông hết sức đem mình thực tiễn những
điều lễ nghĩa. Phàm sự cử chỉ, hành động, không điều gì là ông không thủ
lễ. Vì vậy cái học của ông thành ra khổ khắc, phiền phức, không ung dung,
thư thái như cái học của Chu Liêm Khê. Tuy nhiên, ông là một nhà có tư
tưởng trác lạc, cùng với Thiệu Khang Tiết và Chu Liêm Khê, mỏi người
một phương diện, xây đắp nên cái nền lý học đời Tống vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.