NHO GIÁO - Trang 398

Nay xem sách Ngữ lục

語錄 của các đệ tử chép những điều ông đã giảng

dạy, thì biết rõ cái học của ông rất thuần túy, đúng với cái tinh thần Khổng
học.
Tính. Trình Minh Đạo đã học qua Lão giáo và Phật giáo, như phần nhiều
nho giả đời Tống, nhưng sau cùng lại trở về Nho giáo. Cái học của ông sở
đắc ở cái thuyết bàn về tính. Ông cùng đồng với Trương Hoành Cừ nói có
cái tính của thiên mệnh và cái tính của khí bẩm. Ông lấy cái nghĩa câu:
Nhất âm nhất dương chi vị đạo, kế chi giả thiện dã, thành chi giả tính dã
一陰一陽之謂道,繼之者善也,成之者性也” ở trong Kinh Dịch và câu:
Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo

天命之謂

性,率性之謂道,脩道之謂教” ở trong sách Trung Dung mà luận chữ
tính, chữ đạo và chữ giáo.
Ông cho “kế chi giả thiện” là cái tính của thiên mệnh, “thành chi giả tính
là cái tính của khí bẩm, Cái bản nguyên của thiên tính là thiện, nhưng vì có
cái tính khí bẩm, cho nên mới có thiện, ác. Ông nói rằng: “Sinh ra gọi là
tính, thì tính tức là khí, khí tức là tính, bởi sự sinh vậy. Người ta sinh ra, có
cái khí bẩm, theo lý thì có thiện, có ác. Nhưng không phải ở trong tính
nguyên có hai vật tương đối mà sinh ra. Có người từ lúc trẻ đã thiện, có
người từ lúc trẻ đã ác, đó là do cái khí bẩm tự nhiên vậy. Cái thiện vốn là
tính rồi, song cái ác cũng không thể không gọi là tính được. Lấy cái nghĩa
sinh ra gọi là tính, thì kể từ lúc người ta sinh ra mà hãy còn tĩnh trở lên, thì
không cần phải nói, đến lúc đã nói được là tính, thì không phải là tính nữa”.
“Phàm người ta nói tình là chỉ nói “kế chi giả thiện dã”. Ấy là Mạnh Tử nói
tính thiện vậy, sở vị rằng: “Kế chi giả thiện” là như nước chảy xuống chỗ
thấp vậy. Cùng là nước cả, mà có nước chảy ra đến biển vẫn không bẩn, có
nước chưa chảy xa bao nhiêu mà đã hơi đục, có nước chảy rất xa rồi mới
đục, có nước đục nhiều, có nước đục ít. Trong đục tuy không đồng, nhưng
không thể cho cái nước đục không phải là nước được. Nước đục, thì người
ta phải dùng công mà làm cho trong. Dùng công nhiều thì mau trong, dùng
công ít thì lâu trong. Đến khi đã trong, thì nước ấy với nước lúc đầu vẫn là
một nước, chứ không phải làm là đem thứ nước trong khác thay thứ nước
đục ấy, cũng không phải lấy thứ nước đục ấy đem bỏ ra một chỗ. Nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.