NHO GIÁO - Trang 395

sau Tuân Tử xướng lên cái thuyết tính ác. Về sau chư nho mỗi người bàn ra
một khác. Dương Hùng đời Hán cho là tính của người ta có lẫn cả thiện và
ác. Hàn Dũ đời Đường chia tính ra làm ba bậc: bậc trên thì thật thiện, bậc
giữa thì khả thiện, khả ác, bậc dưới thì thật ác. Đến đời Tống các nho giả
cho tính hợp với lý tất là phải thiện, song không nói rõ bởi đâu mà có tính
ác. Trương Hoành Cừ mới phân ra làm “thiên địa chi tính

天地 之性” và

khí chất chi tính

氣貭之性”. Tính thiện là tính của trời đất phú cho, tính ác

là tính của khí chất sinh ra. Theo cái thuyết ấy thì người ta cần phải bỏ cái
tính của khí chất mà phục lại cái tính của trời đất. Vì rằng cái tính của trời
đất phú cho mới thật là tính, còn tính của khí chất, quân tử có người không
cho là tính (khí chất chi tính, quân tử hữu phất tính giả yên

氣貭之性,君

子有弗性者焉).
Tâm. Trương Hoành Cừ đã nói rằng: “Hợp tính và tri giác mới có tên gọi là
tâm”. Tính là cái bản thể của Trời phú cho, sự tri giác là do khí chất đối với
vật mà sinh ra. Ông lại nói: “Tâm thống tính tình giả dã

心統性情也: Tâm

tóm cả tính tình vậy”. Ông cho tính là cái bản thể của tâm, mà tâm là cái
thông danh cả toàn thể cái tinh thần của người ta. Cái thực của tâm là Thái
Hư, mà Thái Hư là bản nhiên thành minh tự nó có cái lương tri. Cái tri ấy
mới thật là quý, chứ cái tri do văn kiến không có giá trị là mấy. Bởi vậy mới
nói rằng: “Thành minh sở tri, nãi thiên đức lương tri, phi văn kiến tiểu tri
nhi dĩ

誠明所知,乃天德良知,非聞見小知而已: Thành minh mà biết, là

cái lương tri của thiên đức, không phải cái biết do sự văn kiến là cái biết
nhỏ mà thôi”.

65

Nếu người ta không hiểu lẽ ấy, mà bỏ cái tính bản nhiên của

trời đất đi, rồi chỉ cầu lấy sự văn kiến cho nhiều để làm tâm, ấy là làm nhỏ
cái tâm đi vậy. Vì rằng ở trong vũ trụ biết bao nhiêu là sự vật, làm thế nào
mà biết cho hết được. Biết không hết được, thì cái tâm của mình chỉ là nhỏ
hẹp mà thôi. Chi bằng đem cái tâm mà hợp với Thái Hư, tâm hư thì công
bình, công bình thì hiểu rõ lẽ phải, trái, biết được việc nên làm và việc
không nên làm.
Người ta sở dĩ không đem tâm hợp với Thái Hư được là vì để cho cái tính
khí chất nó sai khiến. Vậy nên học giả phải lấy sự biến hóa khí chất làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.