NHO GIÁO - Trang 401

爾思: Trinh cát, hối vong, đi đi lại lại vơ vẫn đều bởi bụng nghĩ của người
mà sinh ra. “Nếu cứ chăm chăm mong trừ khỏi ngoại dụ, thì sẽ thấy ngoại
diệt được ở bên đông lại sinh ra ở bên tây. Không những là không có ngày
giờ để trừ cho hết được ngoại dụ, mà lại thấy cái manh mối vô cùng không
thể nào trừ được. Cái tình của người ta, mỗi người bị yếm tế một cách, cho
nên mới không tới được đến cái đạo. Phần nhiều là lỗi tại cái bụng tự tư

私 và dụng trí用智. Có bụng tự tư, thì không thể lấy sự hữu vi 有爲 để ứng
tiếp với ngoại vật; có sự dụng trí thì không thể lấy cái minh giác

明覺 làm

tự nhiên. Thí dụ như nay lấy cái tâm ghét ngoại vật mà soi vào cái chỗ
không có ngoại vật, thì khác gì như quay lưng mặt gương lại mà muốn nó
soi sáng vậy. Kinh Dịch nói rằng: “Vững ở đằng sau lưng mà không bó
buộc thân mình, đi ở ngoài sân mà trước mặt hình như không thấy người”;
Mạnh Tử nói rằng: “Sở ố những kẻ dùng trí, là vì những kẻ ấy xuyên tạc
vậy”, cùng với cái lẽ cho ngoài là trái, trong là phải, thì chi bằng quên cả
trong, ngoài là hơn. Quên cả hai bên, thì thật là trừng nhiên vô sự vậy. Vô
sự thì định, định thì sáng, sáng thì còn có sự ứng vật nào làm lụy được nữa.
Sự mừng của thánh nhân là bởi vật đáng mừng mà mừng, sự giận của thánh
nhân là bởi vật đáng giận mà giận, thế là sự mừng sự giận của thánh nhân
không hệ ở tâm mà hệ ở vật vậy. Xem như thế, thì thánh nhân há lại không
lấy vật làm gốc hay sao? Vậy thì sao lại cho theo cái ở ngoài là trái, mà tìm
cái ở trong là phải? Nay lấy cái mừng mà cái giận của sự tự tư và dụng trí
mà so với cái mừng giận chính đáng của thánh nhân, thì biết nó khác nhau
thế nào. Trong thất tình của người ta, thì có cái giận là dễ phát ra mà khó
chế hơn cả. Nếu đang cơn giận mà có thể quên ngay được cái giận để xem
cho rõ lẽ phải, trái, thì cũng đủ hiểu rằng cái ngoại dụ không đáng ghét, mà
về phần đạo lý cũng có thể nghĩ thấu được quá nửa vậy”.
Trình Minh Đạo nối được cái học của Chu Liêm Khê, rất ung dung và có
cái thú vui về đạo. Ông thấy rõ cái tông chỉ thiên địa vạn vật nhất thể của
Nho giáo, lấy nhân làm gốc, lấy thành và kính mà giữ cái tâm. Nhân thì tự
nhiên có cái minh giác để đối phó với mọi sự vật không sai lầm được, thành
thì biết được tính và thiên đạo, mà kính thì giữ được lúc nào cũng chuyên
nhất. Ông lại sở đắc về cái học của Mạnh Tử chủ ở cái thuyết tính thiện và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.