NHO GIÁO - Trang 414

ví như một gáo nước, không có cái gáo đựng, thì nước không chứa vào đâu.
Vậy nên đã có lý là có khí, mà có khí là có lý.
Tâm. Trương Hoành Cừ nói rằng: “Tâm tóm cả tính tình vậy”, và Trình Y
Xuyên cũng nói: “Ở trời làm mệnh, ở người làm tính, luận cái sở chủ thì
làm tâm”. Chu Hối Am nhân những thuyết ấy mà nói rằng: “Tính giả, tâm
chi lý dã, tình giả, tính chi động dã, tâm giả tính tình chi chủ dã. Vị động vi
tính, dĩ động vì tình, tâm tắc quán hồ động, tĩnh nhi vô bất tại yên

性者心

之理也,情者心之動也,心者性情之主也。未動爲性,已動爲情,心
則贯乎動静而無不在焉: Tính là cái lý của tâm vậy, tình là sự động của
tính, tâm là cái chủ của tính tình. Chưa động là tính, động rồi là tình, tâm thì
suốt cả động, tĩnh mà không đâu là không có”. Cái nghĩa chữ tâm cốt ở sự
làm chủ tể, cho nên nói rằng: “Lấy câu: Thiên mệnh chi vị tính mà xem, thì
mệnh là tính, trời là tâm. Tâm có cái nghĩa làm chủ tể. Song không nên
không phân biệt, mà cũng không nên nói thành ra hai cái. Chỉ nên nghĩ cho
chín mà tự hiểu lấy cái ý làm chủ tể là được”. Có người hỏi rằng: “Có chủ
thì thực, lại nói có chủ thì hư, là thế nào?” - Rằng: “Có chủ ở trong, cái
ngoại tà không vào được. Lấy cái lẽ: tự có chủ ở trong mà nói thì gọi là
thực, lấy cái lẽ: tự cái ngoại tà không vào được mà nói, thì gọi là ”.
Phải thế nào mới là tâm? Ông nói rằng: “Tâm phải linh hoạt, chu lưu không
cùng mà không ngưng trệ ở một chỗ nào. Tâm nên kiêm cả cái ý quảng đại
và lưu hành, lại nên kiêm cả cái ý sinh. Như Trình tử nói rằng: ‘Nhân giả
thiên địa sinh vật chi tâm

仁者天地生物之心’. Chỉ có trời đất sinh ra vạn

vật thì mới quảng đại và mới lưu hành, sinh sinh không nghỉ” .
Đã gọi là tâm là cái thống danh của tính tình, thì tâm cũng như tính có phần
lý và phần khí. Ông lấy cái ý ấy mà giải nghĩa chữ đạo tâm và nhân tâm ở
câu “nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi

人心惟危,道心惟微” trong Kinh

Thư, và cho cái gì do lý mà phát ra là đạo tâm, cái gì do khí mà phát ra là
nhân tâm, cho nên nói rằng: “Các tri giác do nghĩa lý phát ra, như biết nghĩa
vua tôi, đạo cha con, là đạo tâm; cái tri giác do thân thể phát ra như biết đói
thì ăn, khát thì uống là nhân tâm”. Ông lại nói: “Gọi là người thì có hình
khí, cái nhân tâm quan thiết với người. Đạo tâm tuy có trước, nhưng bị
nhân tâm làm cách ra một tầng, cho nên khó thấy”. Vậy nên sự dạy của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.