NHO GIÁO - Trang 415

thánh nhân cốt lấy đạo tâm làm chủ tể trong thân mình và để tiết chế cái
nhân tâm.
Tình, ý và chí. Người ta có tâm, thì tất nhiên có tình, ý và chí. Chu Hối Am
nói rằng: “Tình là cái tính phát ra, ý là chủ trương cái tình đã phát ra. Như
là yêu vật nào là tình, sở dĩ yêu vật ấy là ý”. Ông lại nói: “Tâm giả nhất
thân chi chủ tể, ý giả tâm chi sở phát, tình giả tâm chi sở động, chí giả tâm
chi sở chi

心者一身之主宰,意者心之所发,志者心之所之: Tâm là cái

chủ tể cả một thân, ý là cái sở phát của tâm, tình là cái sở động của tâm, chí
là cái chỗ đi đến của tâm”. Ý, tình với chí đều thuộc cả về tâm. Vậy nên
tâm mà chính thì mọi việc đều chính cả.
Nhân. Chu Hối Am theo cái học của Trình Minh Đạo và lấy cái nghĩa trong
Kinh Dịch và sách Luận Ngữ mà bàn đạo nhân rằng: “Trời đất lấy sự sinh ra
vạn vật làm tâm, mà người và vật sinh ra lại đều được cái tâm của trời đất
để làm tâm vậy. Cho nên nói cái đức của tâm, tuy sự tổng nhiếp quán thông
thì không có cái gì là không đủ, nhưng lấy một lời nói trùm cả, thì nói nhân
mà thôi. Bởi cái tâm của trời đất có bốn đức là: nguyên, hanh, lợi, trinh, mà
đức nguyên thống hết cả. Sự vận hành thì có thứ bậc, là: xuân, hạ, thu,
đông, mà cái khí xuân sinh là thông suốt cả. Cái tâm của người ta cũng có
bốn đức, là: nhân, nghĩa, lễ, trí mà nhân thì bao bọc hết cả, Sự phát dụng thì
có: ái, cung, nghi, biệt mà lòng trắc ẩn là suốt hết cả. Cho nên luận cái tâm
của trời đất mà nói Kiền nguyên, Khôn nguyên, thì cái thể cái dụng của bốn
đức không đợi kể hết mà đủ; luận cái vi diệu của tâm người ta, mà nói nhân
là cái tâm của người, thì cái thể cái dụng của bốn đức không đợi kể hết mà
gồm được suốt cả. Cái đạo của nhân là cái tâm sinh vật của trời đất, cứ có
vật là có tâm. Lúc cái tình chưa phát ra, thì cái thể đã đủ, mà lúc cái tình đã
phát ra, thì cái dụng không cùng. Nếu hiểu được mà giữ lấy nhân, thì cái
nguồn của mọi điều thiện, cái gốc của trăm nết, không có điều gì là không ở
đó. Bởi thế sự dạy của người học theo đạo Khổng cần khiến các học giả
phải chăm chăm ở chỗ cầu đạo nhân vậy. Khổng Tử nói rằng: “Khắc kỷ,
phục lễ vi nhân

克己復禮為仁” là nói trừ bỏ cái tư tâm của mình, phục lại

cái thiên lý, thì cái thể của tâm ấy ở đâu mà chẳng có, cái dụng của tâm ấy ở
đâu mà chẳng phát hành ra. Lại nói: “Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.