NHO GIÁO - Trang 420

“Đọc sách nên ưu du ngoạn vị, từ từ xem cái bản ý của thánh hiền lập ngôn
sở hướng là thế nào, nhiên hậu theo cái gần xa, sâu nông, nặng nhẹ, chầy
kíp, mà làm thuyết, như Mạnh Tử nói “Dĩ ý nghinh chí

以意迎志” ấy, thì

ngõ hầu mới được. Nếu mà tự tiện lấy cái thuyết “tiên nhập” đâm ngang ra
ở trong bụng, rồi đem lời nói của thánh hiền ép theo cái ý riêng của mình,
giả sử cái nghĩa lý có thông, thì cũng là bị cái tư ý xuyên tạc, huống chi lại
có nhiều nghĩa lý khó khăn lấp ngại, có điều mình không thể hiểu được hay
sao!
“Đọc sách mà không có điều nghi, thì nên khiến cho có điều nghi. Có nghi
rồi mới không có nghi, đến phương ấy mới thật là tiến”.
Đại khái, ông bảo sách gì cũng nên đọc, nhưng cốt nhất là phải đọc sách
Đại Học để định cái quy mô, rồi đọc Luận Ngữ để định cái căn bản, rồi đọc
Mạnh Tử để xét những điều mở mang rộng rãi, rồi đọc Trung Dung để tìm
cái vi diệu của cổ nhân, sau cùng mới đọc đến các Kinh.
Lập chí. Chu Hối Am cho sự học cốt ở sự lập chí, cho nên nói rằng: “Học
giả đại yếu lập chí

學者大要立志: Học giả cốt nhất là lập chí”. Lập chí là

đem tâm ý của mình nhất định chú vào việc học để tìm cho ra đạo lý. Ông
cho là: “Người đời nay tham lợi lộc mà không tham đạo lý, muốn làm
người quý mà không muốn làm người tốt, đó đều là cái bệnh ở sự không lập
chí”. – Hỏi rằng: “Cái công phu về việc học lấy gì làm trước? - Rằng:
“Chuyên ở người ta lập chí. Đã biết cái đạo lý ấy, có cái tâm kiên cố, cứ
hướng tiến mà đi, thì lo gì không tiến. Chỉ lo lập chí không kiên, thì nghe
ngôn ngữ của người ta, xem văn tự của người ta, rút lại không có ích gì cho
mình”. Những lời ấy rất chính đáng, học giả nên chú ý mà xét cho kỹ. Học
mà không lập chí cho bền, thì dẫu học bao nhiêu cũng không đủ làm cho
mình đạt tới mục đích được, Vậy nên sự học cần phải có sự lập chí, Khi cái
chí của mình đã định rồi, thì phải cố hết sức học cho đến được, dù có sự
khó khăn thế nào cũng không lấy làm nản, ấy thế mới gọi là học.
Tồn dưỡng. Cách tồn dưỡng của người ta cốt ở cái gì? Chu Hối Am bảo
cốt lấy tâm làm chủ trương. Xem như thánh hiền thiên ngôn vạn ngữ, việc
lớn, việc nhỏ, không việc gì là không lấy sự kính làm gốc. Thu thập tinh
thần của mình là ở sự kính, trước sau chuyên nhất, thì rồi mới hiểu được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.