NHO GIÁO - Trang 422

hành vi, là chính để cho cái tâm sáng suốt mà biết rõ sự thực. Nho nói hoán
tỉnh cái tâm là cốt để biết rõ đạo lý, hai bên cũng đồng theo một chủ đích.
Phật học chủ ở chữ tuệ

慧, chữ giác 覺, Nho học chủ ở chữ nhân 仁, chữ

thành

誠, danh từ tuy khác nhưng nghĩa lý vẫn là một. Lấy cái thể của đạo

mà nói, thì hai bên cùng cao như nhau, nhưng đến chỗ hai bên phân ra khác
nhau là ở cái dụng. Cái dụng của Phật học thì chủ ở sự xuất thế, cầu lấy sự
giải thoát; cái dụng của Nho học thì chủ ở sự xử thế, cầu lấy sự hành vi cho
hợp đạo lý. Cái học của Phật là cái học tiêu cực, trái với cái đạo làm người
ở đời; cái học của Nho là cái học tích cực quan thiết đến sự nhân sinh nhật
dụng. Ta thường nói đạo Phật cao, đạo Nho thấp là bởi có một lẽ đó mà
thôi. Nhưng lên đến chỗ đạo lý thật cao, theo cái nghĩa “nhất dĩ quán chi”
của Khổng Tử, thì hai đạo không kém gì nhau, mà cũng không xa nhau là
mấy.
Vì cái tương đồng như thế, cho nên về đường tu dưỡng, Tống nho mới nóỉ
cái thể tĩnh và dùng cái phương pháp tĩnh tọa. Nhưng ở chỗ này chư nho
dẫu muốn biện luận thế nào mặc lòng, đó chính là một cái bằng chứng rõ
ràng là Tống nho đã hấp thụ cái ảnh hưởng của Phật giáo vậy.
Lực hành. Chu Hối Am nói rằng: “Học cho rộng chưa bằng biết cho rõ,
biết cho rõ chưa bằng làm cho thực”. Tri với hành hai cái cùng phải có, như
có mắt mà không có chân thì không đi được, có chân mà không có mắt thì
không thấy gì. Luận trước sau thì tri là trước, luận nặng nhẹ thì hành là
nặng. Lúc mới biết mà chưa làm được, thì cái biết còn nông, đến khi đã làm
được thì cái biết lại sáng thêm hơn và có cái ý vị khác ngày trước. Kẻ đi học
lo không biết học, khi biết học rồi mà biết cái đáng chọn lại lấy làm khó.
Chọn được rồi mà có cái dũng lực để thực hành, trong không lo cái tư kỷ,
ngoài không bị tập tục sách nhiễu, lại càng khó hơn nữa”. Vậy về đường
đạo lý phải lấy sự thực hành làm trọng, chứ học để mà nói, thì bảy mươi hai
đệ tử theo Khổng Tử, chỉ nói độ hai ngày là hết, việc gì phải đi theo hằng
bao nhiêu năm. Cái khó là học được điều gì, phải ngày ngày thực hành điều
ấy, thì rồi lâu mới hóa ra hay được.
Ông cho là người ta có khí và chí. Khí mà không theo chí, ấy là chỗ thiên lý
và nhân dục muốn giao chiến với nhau. Hễ ai tìm được chỗ đứng chân cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.