NHO GIÁO - Trang 424

ông là đã cố hết sức sưu tầm nghĩa lý trong các Kinh, truyện, định ra cái
quy mô của sự học, Sự nghiệp ấy cứ xem những lời phê bình sau này cũng
đủ rõ.
Lý Quả Trai

李寡齋, tên là Phương Tử 方子, tự là Chính Thúc 正叔, đời

Tống, nói rằng: “Chu Hối Am đính chính các sách, làm thành mực thước,
khiến kẻ học giả có chỗ nương tựa để theo đạo vua Nghiêu, vua Thuấn. Từ
Khổng Tử thuyết giáo ở sông Thù, sông Tứ, lấy bác văn ước lễ mà dạy học
trò, rồi sau cái chính học thất truyền, kẻ sĩ tự theo ý riêng mình mà học. Ai
thích về đường rộng rãi thì khoe cái kiến văn tích lũy của mình, làm thành
ra mênh mông, rối loạn, không biết đâu là bờ. Ai theo về đường bó chặt một
lối, thì lại bảo không lập văn tự cũng có thể biết được tâm, thấy được tính,
rồi hãm vào cõi khoáng đãng hư không. Tiên sinh đem mình cáng đáng đạo
thống, xem rộng hết các sách, biện chứng để phù trì các kinh huấn. Tiên
sinh thường nói rằng: “Học giả trông đạo mà chưa thấy, thì tất phải lấy sách
mà học để xét cho cùng lý. Khi đã thấy rồi, ắt cũng phải khảo cứu trong các
sách để có chứng nghiệm mà thực tiễn, Từ đời nhà Chu suy, sự dạy mất, chỉ
còn có cách là sở dĩ duy trì cái tâm. Thế mà rẻ rúng Kinh, Truyện, cho là
cám bã, không xem, thì học sao được! Cốt ở sự lấy tâm mà hiểu, lấy thân
mà thực tiễn, đừng cho lời nói trong sách là lời nói không, thì mới được”.
Từ Khổng Tử về sau mà có người học được bác văn và ước lễ, hai lẽ đều tới
đến chỗ cùng cực, thì chỉ có một mình tiên sinh mà thôi. Sau khi nhà Tần
đốt sách, sáu Kinh còn sót lại trong đống tro tàn, chư nho chưa từng có
người biết rõ đạo. Họ Chu, họ Trình, họ Trương làm rõ ra, nhưng chưa kịp
giải thích những lời nói trong các kinh chưa đúng, thành ra có người theo
học những họ ấy hiểu lầm cái tông chỉ mà đi vào dị đoan

69

. Tiên sinh mới

tóm cả sáu Kinh mà lập thành “cái học thuyết của một nhà, tập kỳ đại thành
để định cái phép của muôn đời”.
Thái Nguyên Bổi là một nhà tân học ngày nay, làm quyển Trung Quốc luân
lý học sử
nói rằng: “Đời nhà Tống có Chu Hối Am cũng như đời nhà Chu
có Khổng Tử, đều là nhà tập thành cái đạo đức của dân tộc nước Tàu. Từ
Khổng Tử về trước, thì cái tư tưởng về đạo đức chỉ hiển hiện ra ở lời nói và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.