NHO GIÁO - Trang 423

vững ở quãng đường thiên lý và nhân dục giáp giới nhau, thì chắc là tinh
tiến được. Người ta chỉ nên biết cho rõ đạo lý rồi cẩn thận mà giữ lấy, để
khỏi xấu với cái của Trời đã phú giữ cho. Còn về phần thân ngoại như vinh,
nhục, hưu, thích, thì cứ nhất thiết theo mệnh mà thôi.
Cái tư tưởng của Chu Hối Am có nhiều điều rất cao. Ông nói rằng: “Khi ta
đã tìm lý được cái đạo lý rồi, thì trừ cái đạo lý là cái phép chân thực ra, thấy
thế gian vạn sự điên đảo, mê hoặc, chìm đắm, chỗ thị dục, chẳng có cái gì là
chẳng giống như trò hí kịch, thật không đáng để con mắt mà nhìn vậy. Ta
đọc sách xét đến chỗ chân thực của lý, đem mình theo lý ấy mà thực tiễn,
trong lòng niệm niệm hướng tiền, không nên khinh suất tự buông mình, thì
ở ta tuy thật là có cao, song đối với người khác không quan hệ gì, hà tất
phải lo riêng, tính quẩn để hãm mình vào chỗ đồng lưu hợp ô làm gì”.
Ở đời đã có cái sở đắc, thì ta cứ theo đạo lý mà xử thế, mà hành động. “Dẫu
có nhọc thân mà tâm yên, thì ta làm; lợi ít mà nghĩa nhiều thì ta làm”. Cốt
chỉ có hai chữ liêm sỉ để hộ vệ mình trong cuộc sinh hoạt. Hễ có sỉ thì có
việc không bao giờ làm. “Duy có quân tử thì mới biết cái sở đương vi của
nghĩa lý và cái khả thi của nghĩa lý. Sự lợi, hại, đắc, thất đã không có chỗ
nào vào được cái tâm của mình mà cái học lại đủ thù ứng với sự biến của sự
vật, cho nên cái khí thì mạnh, cái mưu thì sáng, không có điều gì vướng vít
sợ hãi cả. Bất hạnh có vấp ngã, thì lấy tử sinh mà đối phó. Cái tâm của kẻ
tiểu nhân thì nhất thiết trái lại thế”.
Chu Hối Am có tư tưởng rất cao, đạo đức rất hậu, thật là một nhà đại nho
trong Nho giáo, nhưng vì sự hành đạo của ông khổ khắc quá, phàm những
điều phong lưu nhã trí hơi trái với luân lý là ông không ưa. Như khi ông
làm chức đề cử ở Chiết Đông đi qua châu Thiên Thai, thấy quan sở tại là
Đường Trọng Hữu là một kẻ phong lưu, có thưởng cho một kỹ nữ có tài thi
họa, mà ông bắt tên kỹ nữ ấy và luận tội Đường Trọng Hữu, gây thành sự
hiềm thù về sau. Đó là việc hẹp hòi trong sự đốc tín về đường đạo đức, kém
mất phần khoan hoằng của Nho giáo vậy. Cái học của ông lại chi ly từng
chữ, từng câu, quá thiên về đường văn tự, chứ không đạt rõ cái tâm học
uyên thâm của Khổng, Mạnh. Tuy về sau lúc đã già, ông mới tỉnh ngộ biết
hối, nhưng không kịp sửa đổi nữa. Dẫu thế nào mặc lòng, cái sự nghiệp của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.