NHO GIÁO - Trang 433

chí luận. Nếu chuyên nói tĩnh là thiên tính, thì động không phải là thiên tính
hay sao? Đã là phải, thì động cũng phải, tĩnh cũng phải, há lại phải phân ra
thiên lý và nhân dục làm gì. Động đã là không phải, thì tĩnh cũng không
phải, há lại có động, tĩnh gián cách ra hay sao? Kinh Thư có nói: “Nhân tâm
duy nguy, đạo tâm duy vi

人心惟危,道心惟微” rồi có nhiều người giải

thích: “Nhân tâm là nhân dục, đạo tâm là thiên lý. Ông cho nói như thế là
không phải. “Tâm có một, người ta sao lại có hai tâm? Tự người mà nói là
duy nguy, tự đạo mà nói là duy vi. Vọng niệm là cuống, khắc niệm là thánh,
lại không phải là nguy hay sao? Vô thanh, vô khứu, vô hình, vô thể, lại
không phải là vi hay sao?” Đó chẳng qua là cổ nhân theo từng phương diện
mà nói, chứ tâm thì chỉ có một mà thôi.
Tâm là cái thực, làm chủ tể cả vũ trụ và vạn vật. Ngoài cái tâm ra, dẫu có
vạn vật, vạn sự cũng như không vậy.
Khí chất. Về đường đạo lý, thì Lục Tượng Sơn lấy tâm làm cái lẽ duy nhất,
chủ tể mọi sự vật, nhưng về đường sinh hóa của trời đất, thì ông cho là có
khí chất. Có khí chất thì mới có hình, mà những cái có hình là cái khí cụ;
còn sự sinh hoạt, hành động của những khí cụ ấy là do ở cái lý. Bởi vậy ông
nói rằng: “Tự hình nhi thượng giả ngôn chi, vị chi đạo; tự hình nhi hạ giả
ngôn chi, vị chi khí. Thiên địa diệc thị khí, kỳ sinh phú hình tái tất hữu lý

形而上者言之,謂之道; 自形而下者言之,謂之器。天地亦是器,其生
覆形載必有理: Từ cái hình nhi thượng mà nói, gọi là đạo; từ cái hình nhi
hạ mà nói, gọi là cái khí cụ. Trời đất cũng là cái khí cụ, còn sự sinh, sự che,
sự làm thành hình, sự chở, ắt là có lý”. Theo cái ý nghĩ ấy, thì khí chất là cái
để làm thành hình thể của vạn vật. Trong vạn vật có lý để làm tâm, có khí
chất để làm hình thể. Tâm và hình thể quan hệ với nhau cũng như lý với khí
chất. Khí chất có thanh, có trọc; tâm có hiền, có ngu. Người hiền là “tâm tất
trí, khí tất thanh

心必智,氣必清”, người bất hiếu là “tâm tất ngu, khí tất

trọc

心必愚,氣必浊”. Ngoài cái thanh, trọc ra, cái khí bẩm còn có hậu,

bạc, hôn, minh, cương, nhu, lợi, độn, khác nhau nữa, vậy nên người ta cần
phải theo cái tâm mà biến hóa cái khí chất.
Lục Tượng Sơn cho là lý thì chí thiện, nhưng vì khí có mờ tối, vật có ngăn
che, thế lực có biến thiên, tập quán có di dịch. Hễ người ta đi mà không trở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.