NHO GIÁO - Trang 434

lại, mê mà không hiểu, là người ngu, người dở, làm mất cái đạo di luân, trái
với mệnh trời.
Sự tồn dưỡng. Sự tồn dưỡng cái tâm ở sự chuộng cái sỉ. Sỉ là biết hổ thẹn
những điều đáng hổ thẹn, Muốn biết cái đáng hổ thẹn, thì biết cái gì là đáng
quý của người ta. Cái đáng quý của người ta là cái Trời đã cho ta. Nếu ta để
nó chìm đắm ở vật dục mà không biết tự phản lại, thì không có gì đáng lấy
là hổ thẹn được vậy.
Người mà không có cái hổ thẹn, thì cùng với loài có lông, có vẩy, cùng với
loài cây cỏ, có khác gì không? Cũng là người cả, mà có người là thánh, là
hiền là tại sao? Chẳng qua là chỉ biết trọng cái đáng hổ thẹn đó mà thôi.
Người ta sở dĩ không có cái hổ thẹn là tại ít hay nghĩ đến cái sỉ vậy. Cho
nên ta phải có sỉ. “Sỉ tồn tắc tâm tồn, sỉ vong tắc tâm vong

恥存者心存,恥

亡者心亡: cái sỉ còn thì cái tâm còn, cái sỉ mất thì cái tâm Vậy sự tồn
dưỡng cái tâm trước hết phải có cái sỉ, mà nhất là biết cái đáng lấy làm sỉ.
Sự học tập và sự giáo hối. Cái học của Lục Tượng Sơn cốt lấy trực giác
mà lý hội, chứ không ưa cái học chi ly, tỉ mỉ, của số nhiều những học giả
khác. Ông nói rằng: “Người ta đối với sự học rất khó, Trời che đất chở,
xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông đúc, đều là lý ấy. Người ở giữa khoảng
ấy, nếu không có cái linh thức, thì hiểu thế nào được ý ấy”. Cái linh thức ấy
là cái trực giác. Cái trực giác của ta mà mờ tối đi, là vì ta dùng cái tư thuật
làm mất cái thực tự nhiên của thiên lý. Bởi vậy ông nói câu này, có nghĩa lý
rất sâu: “Thực vong mạc thậm ư danh chi tôn, đạo tệ mạc thậm ư thuyết chi
tường

實亡莫甚於名之尊,道弊莫甚於說之詳: Cái thực mất không bao

giờ bằng khi cái danh đã tôn, cái đạo hỏng không bao giờ bằng khi cái
thuyết đã tường”. Ông lại giải rõ nghĩa câu ấy rằng: “Từ khi cái học không
sáng ra, người ta mới tranh nhau dùng tư thuật, thành ra cái danh của trí
mới tôn, cái thuyết mới tường. Người ta ai lại không có lòng thị phi. Cái trí
của thánh nhân không phải là có điều gì cao xa khác lạ mà không biết được,
chỉ cốt được cái đồng nhiều của nhân tâm mà thôi; nhưng việc của thánh
nhân thi thiết ra, thì hợp với cái lý của mọi vật, xứng với cái tình của mọi
sự, bằng phẳng đáng với nhân tâm, kẻ ngu phu, ngu phụ cũng có thể biết
được, cần gì phải danh cho tôn, thuyết cho tường. Đến khi cái trí ấy mất đi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.