NHO GIÁO - Trang 436

đại khái khiến phải trọng cái gốc, đừng để cái ngọn làm lụy. Nhưng đời nay
những người bàn việc học không thích thế”.
Ông cho học giả đời xưa không phải vì người mà học. Làm điều lành, đổi
điều lỗi là do ở mình. Hễ có điều thiện mà nên làm, thì ta tự làm lấy, không
phải vì người mà làm; hễ có điều lỗi nên đổi thì ta tự đổi đi, không phải vì
người mà đổi. Cho nên nghe người nói điều lỗi của mình thì mừng, biết
được điều lỗi của mình thì không kiêng, đổi điều lỗi của mình thì không sợ.
Ông thường bảo các đệ tử rằng: “Kẻ học giả nên suy nghĩ và tỉnh sát cái đại
cương. Bình thời tuy gọi là làm người đi học, tuy đọc sách của thánh hiền,
nhưng lý thực đã từng có mấy người chịu dốc chí về sự nghiệp của thánh
hiền, mà chỉ chăm chăm theo tục chìm nổi, đời ngửng lên trông cái gì, mình
cũng ngửng lên trông, đời cúi xuống xét cái gì, mình cũng cúi xuống xét,
theo tình buông dục, chìm đắm, u mê, tự mình không phấn chấn lên được.
Ngày tháng qua lại, cứ đành chịu cái sỉ nhục cùng với cỏ cây đều hẩm nát.
Đến nay ai biết sợ, biết xấu, thì nên quả quyết cái chí, cầu lấy cái phương
pháp hàm dưỡng mài giũa. Nếu có công việc, mà chưa được đọc sách, chưa
được gặp thầy bảo cho, cũng có thể tùy chỗ tự mình dùng sức mà kiểm
điểm, thấy điều thiện thì bắt chước, có điều lỗi thì bỏ đi. Thế là đúng vào
câu: ‘Lòng thành cầu cái đó, thì dẫu không tin hẳn cũng không xa’. Khi nào
rảnh việc, thì nên chăm đọc sách vở, chắc là không có điều gì là không cố
ích vậy”.
Người đi học là phải lấy cái thực làm quý, không cầu cái văn: “Thành hữu
kỳ thực, tất hữu kỳ văn. Thực giả bản dã, văn giả mạt dã

誠有其實,必有

其文。實者本也,文者末也: Nếu có cái thực, ắt có cái văn. Thực là gốc
vậy, văn là ngọn vậy”. Ai không biết lẽ ấy mà lại trọng ở cái ngọn, thì
không những là mất cái gốc, rồi đến cả cái ngọn cũng mất. Bởi vậy cổ nhân
trọng ở sự hiểu rõ thực lý và ở sự làm những sự thực. Việc học vấn là tự
mình phải có cái yếu lĩnh, đừng để những lời phiếm nhiên vô đoan mà mê
hoặc mình. Ai đã biết cái yếu lĩnh ấy rồi, thì ra sức làm cho được, ai chưa
biết thì phải học, phải hỏi, phải suy nghĩ, phải biện luận để cầu cho được.
Thỉ chung ông rất chú trọng ở sự thành. Thành là theo cái nghĩa như trong
sách Trung Dung đã nói: “Thành là không phải tự thành lấy cho mình mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.