NHO GIÁO - Trang 435

cái tư thuật mới dấy lên, thì lương tâm càng ngày càng giong ruổi ở khoảng
quỉ quyệt gian trá, nhưng thực thì vẫn không đủ lừa người ta được. Lúc ấy
mới lấy trộm cái danh của trí để dùng cái giả dối của mình, cho nên cái
danh không thể không tôn. Không những là chỉ làm cho tôn cái danh mà
thôi, lại dùng văn lập ra cái thuyết gần giống, để làm cho danh thành ra
thực, cho nên cái thuyết không thể không tường. Cái danh thì tôn, cái thuyết
thì tường, mà cái thực của trí càng mất đi, và cái tệ của đạo cũng nhiều ra
vậy”. Ông xướng lên cái thuyết duy tâm để sửa lại cái lầm của các học giả
và nói rằng: “Nghĩa lý ở tâm người ta, thực là của trời cho, không thể tiêu
diệt đi được. Kìa như những kẻ bị ngoại vật che lấp, đến nỗi làm những
điều trái lý sai nghĩa, ấy là bởi không biết suy nghĩ đó mà thôi. Nếu những
người ấy biết tự phản lại mà suy nghĩ, thì sự phải, sự trái, cái lấy, cái bỏ, ắt
có cái ẩn nhiên mà động, phán nhiên mà sáng, quyết nhiên mà không có
nghi ngờ vậy”. Suy nghĩ, phải lấy cái tâm công nhiên mà suy nghĩ, thì mới
đạt tới nghĩa lý được, chứ không nên dùng tư tâm. “Thất trùng thiết thành,
tư tâm dã. Tư tâm sở cách, tuy tư phi chính, tiểu nhi diệc hữu tư

七重鐵城

私心也。私心所隔,雖思非正,小而亦有私: Bảy tầng thành sắt là tư
tâm vậy. Cái tư tâm đã ngăn cách ra, thì dẫu có suy nghĩ cũng không phải là
chính, đứa tiểu nhi cũng có sự suy nghĩ riêng”.
Suy nghĩ ở chỗ nào? - Rằng: “Người ta nên trước hết phải lý hội cái sở dĩ
làm người, mà nghĩ cho sâu, xét mình cho nghiêm. Nếu không biết cái
người sở dĩ làm người mà lại cứ giảng, cứ học, thì là bỏ cái lớn mà nói cái
nhỏ. Nếu đã biết được cái lớn, thì tuy khinh rồi tự nhiên ở chỗ khinh quy về
chỗ hậu”.
Cái học của Lục Tượng Sơn cốt ở mấy chữ: “Tiên lập kỳ đại

先立其大:

Trước hết phải lập cái lớn”. Ông nói rằng: “Cái học vấn của ta không bịa
đặt ra điều gì cả. Tuy thiên ngôn vạn ngữ, nhưng chỉ biết nó là thế, chứ ta
không từng thêm cái gì. Gần đây có người nghị luận đến ta, nói rằng: ‘Trừ
một câu ‘tiên lập hồ kỳ đại giả’ toàn thị không có ngón gì nữa’. Ta nghe lời
ấy, nói rằng: ‘Thật như vậy’”. Cái đại ấy là cái tâm, tức là cái gốc của mọi
sự vật. Cho nên ông thường nói: “Phàm vật tất có gốc, ngọn. Ta dạy người,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.