NHO GIÁO - Trang 455

ta vậy”. Đoạn rồi tâu xin triệu những đệ tử cũ của ông như bọn Vương Tử,
Gia Luật Hữu Thượng, Diêu Toại, tất cả 12 người vào làm trại trưởng. Lúc
ấy những học trò tuyển vào học đều còn trẻ tuổi cả. Hứa Hành đãi như
người lớn, yêu như con. Ra vào, lui tới nghiêm như vua tôi. Phép dạy thì
nhân cái đã biết mà cho sáng rõ điều thiện, nhân điều thiện mà mở điều che
lấp. Học lâu các đệ tử đều biết tôn sư kính nghiệp, đến đứa trẻ con cũng biết
tam cương, ngũ thường làm cái đạo của người đời. Sau vì quan Mông Cổ là
bọn Á Hợp Mã muốn bỏ pháp độ của người Tàu, lương thực của học trò có
khi thiếu thốn, Hứa Hành bèn xin thôi.
Năm Chí Nguyên thứ 15 (1280) vua Thế Tổ lại triệu Hứa Hành vào triều
coi việc thái sử viện, cùng với bọn Vương Tuân, Dương Cung Ý, Quách
Thủ Kính, Trương Văn Khiêm, chế ra một bản nghi trượng mới và sửa lại
cách làm lịch. Đến năm thứ 17, việc làm lịch xong, dâng lên, vua gọi là “thụ
thời lịch” ban ra cho thiên hạ. Năm ấy Hứa Hành lại cáo bệnh xin về trí sĩ,
vua Thế Tổ cho con Hứa Hành là Hứa Sư Khả làm chức tổng quản coi đất
Mạnh Hoài để cho tiện sự thị dưỡng. Năm sau ông mất.
Lúc sắp mất, ông bảo các con rằng: “Ta bình sinh bị cái hư danh làm lụy,
kết cục chẳng từ chối được quan chức. Sau khi ta chết rồi, đừng lập bia, chỉ
làm cái mộ chí viết là mả của Hứa mỗ, để con cháu biết là đủ.
Năm Đại Đức thứ hai (1298) đời vua Thánh Tông, triều đình, cho tên thụy
là Văn Chính

文正và tặng phong là Ngụy Quốc Công 魏國公. Năm Hoành

Khánh thứ hai (1318) đời vua Nhân Tông lại đem ông vào phối tự ở miếu
thờ Khổng Tử, và lập thư viện ở Triệu Kinh gọi là Lỗ Trai thư viện. Lỗ Trai
là tên của Hứa Hành đặt ra để gọi chỗ ở của mình vậy.
Hứa Hành không làm sách vở gì, nhưng vì ông là một danh nho đời Nguyên
sơ, những sự nghiệp và ngôn hạnh của ông đủ tỏ ra là một nhà đã có cái sở
đắc về Nho học và rất tinh thâm về lý học của Tống nho.
Hứa Khiêm. Hứa Khiêm

許謙 tự là Ích Chi 益之, người đất Kim Hoa,

thuộc tỉnh Chiết Giang. Thuở bé mồ côi cha, mẹ là Đào thị dạy khẩu truyền
cho sách Hiếu Kinh và sách Luận Ngữ, hễ vào tai câu nào là không quên
nữa. Kịp lớn lên hiếu học khác người, tự mình lập lấy chương trình mà học,
dẫu có đau yếu cũng không bỏ. Sau đến thụ nghiệp Kim Lý Tường. Cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.