NHO GIÁO - Trang 456

mấy tháng Kim Lý Tường bảo rằng: “Kẻ sĩ đi học cũng như năm vị hòa lẫn
với nhau. Chất dấm, chất muối, khi đã gia vào, thì vị chua vị mặn thấy
khác. Ngươi đến học ta đã ba tháng mà chẳng khác gì ngày trước, há cái
học của ta không đủ cảm phát cho ngươi hay sao?” Ông nghe nói lấy làm sợ
hãi, cố sức học tập được phần uyên áo của thầy.
Kim lý Tường bảo rằng: “Cái phép học của nhà Nho là cái lẽ chí thiện chỉ
có một, mà cái phải, cái trái thì thiên biến vạn hóa. Cái lẽ chí thiện chẳng lo
gì chẳng là một, chỉ khó về cái phần thiên biến vạn hóa đó thôi. Nếu chẳng
xét về cái phần ấy cho thiết thực, thì chẳng qua là cao đàm hư lý mà thôi”.
Kim lý Tường lại nói: “Cái đạo của thánh nhân cốt ở đạo trung; trung là
không quá và không bất cập”. Ông theo những lời ấy mà cố gắng học tập tự
mình được nhiều điều sở đắc. Không có sách nào là ông không đọc, xét đến
cùng cực những điều u vi, tuy những bài tàn văn tiễn ngữ cũng không dám
bỏ qua. Xem sách mà có chỗ nào tự mình không suốt được hết ý, không
khiến cưỡng theo lời của tiên nho hoặc có chỗ nào không yên cũng không
cẩu thả mà theo ý người khác. Ông rất tôn sùng cái học của Chu Hối Am và
thường bảo những kẻ học giả rằng: “Học phải lấy thánh nhân làm tiêu
chuẩn song phải hiểu rõ cái tâm của thánh nhân, thì rồi mới học được. Cái
việc của thánh nhân và cái tâm của thánh nhân có đủ ở trong Tứ Thư, mà
cái nghĩa trong Tứ Thư là Chu tử đã nói đủ cả rồi; lời thì giản ước mà nghĩa
thì rộng. Lẽ nào độc giả có thể lấy cái tâm cho là dễ mà tìm được cái học ấy
hay sao?
Ông bình sinh phẩm hạnh tự lập rất nghiêm. Cái bản chí rất thanh đạm, lấy
đạo làm vui, không để sự phú quý làm lụy được cái chí của mình. Đối với
sự ứng thế thì không nệ cổ mà cũng không a dua theo thói đời. Ông tìm
cách ẩn náu dấu vết, vào ở núi Hoa Sơn, kẻ sĩ ở bốn phương không quản xa
trăm dặm, đến xin học rất nhiều.
Ông dạy người thì lấy bụng chí thành, dạy đủ lẽ trong lẽ ngoài, lấy việc
khải phát cái tâm thuật và biến hóa cái khí chất của người ta làm gốc, lấy sự
chuộng được ở mình, chẳng cầu người ta biết, làm then chốt cho sự tu thân;
lấy sự phân biệt điều nghĩa, điều lợi làm phép xử sự. Ông giảng luận,
nghiên cứu, suốt ngày không mỏi, mà nhất thiết không dạy người ta lối văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.