NHO GIÁO - Trang 467

theo học Ngô Dữ Bật, thì đỗ phó bảng, làm chức phân giáo ở Thành Đô
được ít lâu rồi cáo về dạy học.
Cái học của ông không theo Trình, Chu, cho nên bạn đồng môn của ông là
Hồ Cư Nhân chê là ông đem Nho giáo về làm dị giáo. Ông lấy sự thu cái
phóng tâm làm cái cửa vào sự học cư kính, lấy mấy chữ “hà tư, hà lự; vật
trợ, vật vong

何思何慮,勿助勿忘” làm cái yếu chỉ của sự cư kính. Ông

cho là đạo ở chỗ nào cũng có, hễ hợp với nghĩa lý mà không có lòng tư là
có thể gọi là đạo được, cho nên ông thường nói: “Ta thấy người khuân gỗ
gánh nước mà phải, ấy là đạo đó”. Ông hiểu được đạo dễ dàng như thế, là
nhờ công phu nghĩ ngợi lâu lắm,
Khi Vương Thủ Nhân mới 17 tuổi đến hỏi việc học, có nhiều điều tương
hợp lắm. Bởi vậy nho giả cho cái học của phái Diêu Giang là phát đoan ở
đó vậy.

BẠCH SA PHÁI


Cùng một cái học của Ngô Dữ Bật mà rồi về sau chia ra làm hai chi phái:
một phái của Hồ Cư Nhân và một phái của Trần Hiến Chương. Phái của Hồ
Cư Nhân thì theo cái học của Trình, Chu, mà phái của Trần Hiến Chương
thì đi riêng về mặt tâm học. Cái học đời nhà Minh đến Trần Hiến Chương
mới vào chỗ tinh vi, và đến Vương Thủ Nhân thành ra lớn và rộng vậy.
Trần Hiến Chương. Trần Hiến Chương

陳獻章, tự là Công Phủ 公甫, hiệu

là Thạch Trai

石齋 (1428-1500), người làng Bạch Sa, đất Tân Hội, tỉnh

Quảng Đông. Hậu nho lấy tên làng ông mà gọi là Bạch Sa tiên sinh

白沙先

生. Ông đỗ phó bảng rồi sau về theo học Ngô Dữ Bật, bỏ lối khoa cử. Ông
về làm nhà gọi là Dương Xuân Đài, ngồi tĩnh tọa trong cái nhà ấy đến mấy
năm không ra đến ngoài. Sau ông lại vào Kinh học ở nhà thái học, nổi tiếng
là chân nho, lại ra đời. Lúc ông trở về, học trò đến học đông hơn trước. Các
quan nghe tiếng, dâng ông lên triều đình, ông nhận làm chức hàn lâm kiểm
thảo được ít lâu rồi xin về.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.