NHO GIÁO - Trang 483

thượng ngồi tọa thiền ba năm không nói, không trông. Ông đến chơi và nói
rằng: “Vị hòa thượng kia cả ngày miệng nói cái gì, mắt trông cái gì?” Vị
hòa thượng mở mắt ra ngồi nói chuyện. Ông hỏi: “Ở nhà còn có ai nữa
không?” Hòa thượng than rằng: “Còn có mẹ”. Ông hỏi: “Thế có nghĩ đến
không?” Thưa rằng: “Không thể không nghĩ đến được”. Ông bèn cùng ngồi
giảng cái đạo yêu kẻ thân, hòa thượng phải dở nước mắt ra. Hôm sau ông
đến hỏi, thì người hòa thượng ấy đã trở về nhà rồi.
Năm 34 tuổi ông lại vào kinh làm quan, có nhiều người đến xin học. Ông
thấy ai cũng đắm đuối ở chỗ từ chương lý tụng, mà không biết đến cái học
quan hệ về tâm thân. Ông bèn bảo cho môn nhân biết cái chí học để làm
thánh nhân. Song lúc ấy cái đạo sư hữu đã bỏ mất lâu ngày, ai cũng cho cái
học ấy là cái học lập dị hiếu danh. Duy có Trạm Nhược Thủy là cùng đồng
ý với ông. Cho nên hai người đều lấy việc phát minh thánh học làm việc
của mình.
Xem như thế, thì tự thuở Dương Minh mới đi học cho đến thuở gần 35 tuổi,
vẫn có cái chí học để làm bậc thánh nhân, nhưng vẫn vơ vẩn xuất nhập ở
Nho, Lão và Thích mà ý chí cứ mang nhiên, không có định kiến gì cả. Kế
đến khi ông phải đày ra ở trạm Long Trường, đêm ngày ông nghĩ rằng: “Ví
phỏng thánh nhân gặp phải cảnh ngộ ấy thì tất có cái đạo để tự khiến. Một
hôm nửa đêm ông chợt tỉnh ngộ ra cái nghĩa cách vật trí tri. Trong lúc mơ
màng như là có người nói rõ cái nghĩa ấy ra, bất giác ông kêu to lên và nhảy
múa như cuồng vậy. Từ đó ông thấy rõ cái đạo của thánh nhân đủ cả ở trong
tính người ta và cho là nếu ai tìm cái lý ở sự vật là lầm. Ông bèn nhớ lại
những lời nói ở trong năm Kinh và đem ra chứng nghiệm, thì không có chỗ
nào là không đúng, ông đã thấy rõ đạo rồi, chuyên tâm trí ý làm cho đạo ấy
sáng rõ ra, và dạy người ta tìm chỗ nhập đạo. Đó là việc của ông đảm nhận
trong khoảng hơn 20 năm về sau, dù trong khi phải lo việc đánh dẹp, hoặc
phải chống giữ với những kẻ gian nịnh gièm pha, lắm lúc rất là nguy hiểm,
mà không lúc nào ông thôi việc giảng dạy.
Trước khi bàn đến cái học thuyết và sự giảng dạy của Dương Minh, ta nên
biết rằng cái học của ông tuy có nhiều cái đặc kiến về đường tâm học,
nhưng vẫn là ở trong cái phạm vi lý học của Tống nho. Ông nhân lý học mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.