NHO GIÁO - Trang 485

rậm rạp. Im lặng mờ mịt không có triệu trẫm ấy là cha cái một; muốn tượng
đông đúc rậm rạp ấy là mẹ cái tinh. Trong cái một có cái tinh, trong cái tinh
có cái một” (Ngữ lục, I). Cái một là lý, cái tinh là khí; lý với khí là cái phát
lực của Thái Cực, nhưng lý là nói về phần chủ tể, mà khí là nói về phần
sinh hóa. Bởi vậy nói rằng: “Nhất, thiên hạ chi đại bản dã; tinh, thiên hạ
chi đại dụng dã

一,天下之大本也; 精,天下之大用也: Một, là cái gốc

lớn của thiên hạ; tinh, là cái dụng lớn của thiên hạ” (Văn lục, IV). Có cái
một và cái tinh cho nên mới có đạo.
Đạo thuộc về phần hình nhi thượng, ta có thể lấy cái chiêu minh linh giác
của ta mà biết, chứ mắt không thể trông thấy, tai không thể nghe thấy được.
Dương Minh nói rõ rằng: “Đạo không thể nói được, cưỡng mà nói ra thì
càng tối; đạo không thể trông thấy được, không biết mà cho là thấy thì càng
xa. Bởi chưng có mà chưa từng có, ấy là thật có; không mà chưa từng
không, ấy là thật không; thấy mà chưa từng thấy, ấy là thật thấy. Thí dụ,
như trời, mà bảo rằng trời không thể trông thấy được, vậy thì cái xanh xanh
kìa, cái sáng chói lọi kia, mặt trời, mặt trăng thay đổi nhau, bốn mùa chuyển
vần nối nhau, ấy chưa từng không có vậy; bảo trời có thể trông thấy được,
vậy thì đi tới không biết ở chỗ nào, trỏ vào không biết đâu là nhất định, giữ
lấy không được, ấy chưa từng có vậy. Bởi vì trời là đạo, đạo là trời vậy. Gió
có thể tróc lại được, cái bóng có thể thu lấy được, thì đạo có thể thấy được
vậy... Thần không có phương, đạo không có thể, kẻ nhân giả thấy đó gọi là
nhân, kẻ trí giả thấy đó gọi là trí, ấy thế là có phương có thể vậy... Ai chìm
đắm ở chỗ vô, thì không có chỗ dùng cái tâm, lưu đãng mà không có chỗ
về; ai ứ trệ ở chỗ hữu, thì dùng cái tâm ở chỗ vô dụng, thành ra nhọc mà
không có công. Bởi vì cái khoảng có và không có, cái huyền diệu sự thấy và
sự không thấy, không phải là có thể lấy lời nói mà tìm được…” (Văn lục,
IV)
.
Đạo của Dương Minh nói ở đây, chính là cái đạo của Khổng Tử và Mạnh
Tử đã nói về đường hình nhi thượng, và cùng cái đạo của Lão học là một,
bởi vì Nho với Lão đều theo một lý Thái Cực làm gốc của vũ trụ. Song cách
hành đạo của Nho với Lão mỗi bên một khác, cho nên mới thành ra có điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.