NHO GIÁO - Trang 487

Dương Minh thỉ chung theo cái thuyết “thiên địa vạn vật nhất thể” và lấy
cái nghĩa “nhất dĩ quán chi” của Khổng Tử làm căn bản cho sự học của
mình. Ông cho là trong vũ trụ có đầy những sự vật, nếu theo từng vật mà
tìm kiếm, thì thành ra trục vật, nghĩa là đuổi theo từng vật, không phải là cái
nghĩa chủ nhất nữa. Chủ nhất là chỉ chuyên chủ ở cái thiên lý mà thôi. Vạn
sự vật đều ở trong lý ấy, nó quán thông hết cả, chứ không có trong ngoài
khác nhau. Cái lý ấy gọi là đạo, là trời, là tính, là tâm, cái danh tuy khác,
nhưng cái thực là một. Bởi vậy ông đem tất cả cái học thuật vào cái tâm.
Tâm. Dương Minh định rõ nghĩa chữ tâm: “Tâm không phải là một khối
huyết nhục. Phàm chỗ tri giác là tâm. Như tai mắt biết trông biết nghe, tay
chân biết đau biết mỏi, cái tri giác ấy là tâm vậy” (Ngữ lục, III). Cái tâm của
người ta thiêng liêng sáng suốt, vạn lý vạn sự đều căn bản ở đó cả. Vậy nên
nói rằng: “Hư linh bất muội, chúng lý cụ nhi vạn sự xuất. Tâm ngoại vô lý,
tâm ngoại vô sự

虚靈不昧,眾理具而萬事出。心外無理,心外無事: Hư

linh không tối, các lý có đủ mà vạn sự đều bởi đó mà ra. Ngoài cái tâm
không có lý, ngoài cái tâm không có sự” (Ngữ lục, I). Muốn biết rõ cái tâm
thì phải dụng công để hiểu rõ cái tính. Tính là nói cái bản nhiên chi tính,
như nói: Thiên mệnh chi vị tính. Có nhiều người bàn về tính lầm ở chỗ ấy,
cho nên mới có thuyết nọ thuyết kia không giống nhau. Dương Minh nói tại
làm sao mà các luận giả hay sai lầm: “Những kẻ luận tính phân đồng, dị, là
bởi đều nói cái tính, chứ không phải thấy rõ cái tính. Người đã thấy rõ cái
tính, thì không thể nói có đồng, dị” (Ngữ lục, III). Người thấy rõ cái tính
bản nhiên thì hiểu tính với tâm là một.
Tính với tâm là một, nhưng vì cái địa vị khác, cho nên cái danh mới khác.
Tự kỳ hình thể dã vị chi thiên, chủ tể dã vị chi đế, lưu hành dã vị chi mệnh,
phú ư nhân dã vị chi tính, chủ ư thân dã vị chi tâm

自其形體也謂之天,主

宰也謂之帝,流行也謂之命,賦予人也謂之性,主於身也謂之心: Tự cái
hình thể thì gọi là trời, làm chủ tể thì gọi là đế, lưu hành thì gọi là mệnh,
phú cho người thì gọi là tính, làm chủ ở thân thì gọi là tâm”. Cái tâm phát ra
mỗi việc một khác, việc nào có tên việc ấy, vô cùng vô tận, nhưng chung
quy chỉ có một cái tính mà thôi. Thí dụ như cái tâm phát ra đối với cha thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.