NHO GIÁO - Trang 488

gọi là hiếu, đối với vua thì gọi là trung, v.v. Vậy hiểu rõ nghĩa chữ tính, thì
vạn lý đều sáng rõ vậy.
Tính là bản thể của tâm; người ta đã biết rõ cái tâm, thì ngoài cái tâm ra
không còn có cái gì nữa. “Thân chi chủ tể tiện thị tâm, tâm chi sở phát tiện
thị ý, ý chi bản thể tiện thị tri, ý chi sở tại tiện thị vật

身之主宰便是心,心

之所发便是意,意之本体便是知,意之所在便是物: Cái chủ tể của thân
là tâm, cái sở phát của tâm là ý, cái bản thể của ý là trí, cái ý để vào đâu là
vật” (Ngữ lục, I). Thí dụ như ý để vào chỗ thờ cha mẹ, thì thờ cha mẹ tức là
một việc; ý để vào chỗ thờ vua, thì thờ vua là một việc; ý để vào chỗ nhân
dân ái vật, thì nhân dân ái vật là một việc; bởi thế cho nên nói rằng: Không
có cái lý ở ngoài cái tâm, không có cái việc ở ngoài cái tâm. Những điều gọi
là lý, là nghĩa, là thiện, đều ở tâm cả. “Ở vật là lý, xử với vật là nghĩa, ở tính
là thiện, rồi nhân khi trở về cái gì thì đặt ra tên khác, kỳ thực là ở tâm của ta
hết cả”. Có người hỏi rằng: “Người ta ai cũng có tâm ấy, tâm tức là lý, thì
sao lại có người làm điều thiện, có người làm điều bất thiện?” Ông nói rằng:
“Cái tâm của người ác bỏ mất cái bản thể” (Ngữ lục, I). Vậy người ta ai giữ
được cái tâm thuần hồ thiên lý là thiện, ai đem cái tư dục vào làm mất thiên
lý là ác. Bởi vì thiện, ác thường là bởi sự hiếu, ố của tâm mà sinh ra. “Cái
sinh ý của trời đất đối với cái hoa, cái cỏ cũng như nhau cả, không có phân
ra thiện, ác. Nhưng mình thích xem hoa, thì cho hoa là thiện, cho có là ác;
đến như muốn dùng cỏ, thì lại cho cỏ là thiện. Cái thiện, ác ấy đều bởi lòng
hiếu, ố của mình mà sinh ra”. “Thế thì không có thiện, không có ác, hay
sao?” Rằng: “Không có thiện, không có ác, là cái thể tĩnh của lý; có thiện,
có ác là cái thể động của khí. Không động ở cái khí, tức là không có thiện,
không có ác, ấy thế gọi là chí thiện” (Ngữ lục, I).
Thiện với ác vốn không phải là hai vật có sẵn. Nguyên chỉ có một cái tâm
mà thôi, cái tâm thuần hồ thiên lý là thiện, nếu có cái tư dục che lấp đi, thì
thành ra ác. Thiên lý là bản thể của tâm, tức là cái của Trời phú cho, như là
nói: Thiên mệnh chỉ vị tính. Nhân dục là cái lòng hiếu tài, hiếu sắc, hiếu lợi,
hiếu danh, v.v. Bởi những lòng ấy cho nên cái tâm của ta mất cái chính mà
thành ra thiên lệch.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.