NHO GIÁO - Trang 491

và đạo Phật khác nhau thế nào?” Dương Minh nói rằng: “Không nên tìm cái
đồng, cái dị của đạo Nho, đạo Phật, tìm cái phải mà học là được vậy”. “Thế
thì phải với trái biện biệt ra làm sao?” “Tìm ở tâm mà yên là phải” (Văn lục,
IV).
Thuở ấy có người cho cái tâm học của Dương Minh giống như Thiền học
bên Phật. Ông sợ người ta hiểu lầm ở chỗ ấy, cho nên ông nói rằng: “Cái
học của thánh nhân không có người, không có ta, không có trong, không có
ngoài, cho trời đất vạn vật làm một, để làm tâm; cái học của Thiền tông thì
khỏi sự tự tư tự lợi, mà chưa khỏi phân ra trong, ngoài; đó là chỗ khác nhau
vậy. Nay những người học về tâm tính mà ra ngoài cái nhân luân và bỏ các
sự vật, thì thật là Thiền học; nếu chưa ra ngoài nhân luân, không bỏ các sự
vật, mà chuyên lấy tồn tâm dưỡng tính làm cốt, thì chính là cái học tinh
nhất của thánh môn” (Văn lục, IV). Học giả nên tế nhận chỗ ấy mà phân
biệt cho rõ cái tâm học của Nho giáo và Thiền học của Phật giáo.
Sự giảng dạy của Dương Minh. Thời bấy giờ Nho học rất thịnh, nhưng chỉ
thịnh về đường từ chương, học giả đều đua nhau giong ruổi ở chỗ hư văn,
chải chuốt lời nói cho đẹp đẽ để cầu lấy danh lợi, chứ không có mấy người
thực tiễn những việc đạo đức, cho nên mới thành ra văn thịnh thực suy.
Người nào có chí ở việc học, thì lại câu nệ ở cái nghĩa chữ tuần tự tiệm tiến
循序漸進 của Chu tử, nên chỉ trì nghi không dám dũng mãnh về đường tiến
thủ, thành ra nhu nhược ti thiển. Dương Minh từ khi ở Long Trường đã ngộ
được cái đạo của thánh hiền, muốn đem đạo ấy dạy người để chữa cái thời
tệ. Ông bèn xướng lên cái thuyết tri hành hợp nhất. Sau ông thấy các học
giả vẫn theo lối thấp hèn của tục học, không hiểu rõ chỗ thiết thực của đạo
thánh hiền, ông định tìm con đường cao minh hơn để tiếp dẫn những người
có chí về việc học, và bảo các học giả tĩnh tọa để tìm cái tâm. Sau ông thấy
bọn học giả dần dần đi vào con đường hư không trái với cái tông chỉ của
thánh học, ông lại lấy sự tỉnh sát khắc trị

省察克治làm cái thực công mà

dạy người ta giữ thiên lý bỏ nhân dục. Một hôm ông ngồi bàn với môn nhân
về cái công phu của sự học, ông nói rằng: “Dạy người ta học, không nên cố
chấp về một điều thiên lệch. Người ta lúc đầu, cái tâm cái ý không nhất
định, và cái tư lự thường hay theo về một bên tư dục, cho nên mới dạy cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.