NHO GIÁO - Trang 493

nghe ra mà lấy làm thích. Lâu rồi đến những người rợ cũng vui theo. Năm
sau ông về Quý Châu giảng cái thuyết ấy với bọn sĩ phu, thì có nhiều người
không hiểu được. Ông cho đó là vì bọn sĩ phu đã có ý kiến sẵn rồi, cho nên
mới ngang ra như vậy.
Cái thuyết tri hành hợp nhất là căn bản ở câu “tri chí chí chi; tri chung
chung chi

知至至之,知終終之” ở thiên Văn ngôn trong Kinh Dịch. Tri chí

tri, chí chi là trí tri, tức là hành. Vậy trí với hành là một. Ông theo cái
tông chỉ duy tâm nhất trí mà lập ra thuyết này để đem học giả vào con
đường thực tiễn của đạo đức. Ông nói rằng: “Muốn hiểu cái thuyết tri hành
hợp nhất, trước hết phải biết cái tông chỉ sự lập ngôn của ta. Người đời nay
học vấn, nhân vì đã phân tri hành ra làm hai việc, cho nên khi có một cái
niệm phát động, tuy là bất thiện, nhưng bởi chưa thi hành, thì không tìm
cách ngăn cấm. Ta nói cái thuyết tri hành hợp nhất, chính là để người ta
hiểu được chỗ nhất niệm phát động, tức là hành rồi. Hễ chỗ phát động có
điều bất thiện, thì đem điều bất thiện ấy trừ bỏ ngay đi, cốt bỏ đến chỗ căn
để, khiến cái niệm bất thiện không tiềm phục ở trong bụng. Ấy đó là cái
tông chỉ sự lập ngôn của ta” (Ngữ lục, III).
Ta nên biết rằng hai chữ trihành của Dương Minh nói ở đây có cái nghĩa
khác với cái nghĩa ta thường dùng. Tri là chuyện nói cái minh giác của tâm,
hành là nói sự phát động của tâm, nhưng trong sách Đại Học gọi là ý vậy.
Tri là bản thể của tâm, ý là sự phát động của tâm. Tâm với ý là một, thì tri
với hành cũng là một. “Người ta trước hết phải có cái tâm muốn ăn, muốn
mặc, muốn đi, v.v. nhiên hậu biết ăn, biết mặc, biết đi. Cái tâm muốn ăn,
muốn mặc, muốn đi, ấy là lý, tức là cái khởi thỉ của sự hành... Lấy cái toàn
thể trắc đản mà nói, gọi là nhân; lấy sự được cái khải mà nói” gọi là nghĩa;
lấy việc điều lý mà nói, gọi là lý. Không nên tìm cái nhân ở ngoài cái tâm,
không nên tìm cái nghĩa ở ngoài cái tâm, thì lẽ nào lại tìm cái lý ở ngoài cái
tâm được. Tìm cái lý ở ngoài cái tâm, ấy là tri với hành thành ra hai; tìm cái
lý trong tâm của ta, ấy là phép dạy tri hành hợp nhất của thánh hiền vậy”
(Ngữ lục, II). Xem như vậy thì cái nghĩa chữ hành bao hàm cả sự tư tưởng
và sự động tác. Học, vấn, tư, biện, đều là hành cả. “Lấy sự tìm mà làm cho
giỏi các việc mà nói, gọi là học; lấy sự tìm mà giải cho ra điều ngờ mà nói,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.