NHO GIÁO - Trang 496

Vương Long Khê là cao đệ của Dương Minh nói rằng: “Trong thiên hạ, chỉ
có cái tri mà thôi, không hành không đủ gọi là tri. Tri và hành có bản thể, có
công phu như mắt trông thấy là tri, nhưng đã trông thấy rồi tức là hành; tai
nghe thấy là tri, nhưng đã nghe thấy rồi tức là hành, tóm lại chỉ một cái tri
là đủ rồi”. Mạnh Tử nói: “Đứa trẻ con không đứa nào là không biết yêu cha
mẹ, kịp lúc lớn lên không đứa nào là không biết kính anh chị”. Chỉ nói tri
mà thôi, tri là làm được rồi; năng ái, năng kính, cái bản thể vốn là hợp nhất.
Dương Minh tiên sinh vì hậu nho chia ra làm hai việc, bất đắc dĩ phải bàn
đến cái thuyết hợp nhất. Cái tri không phải là nói kiến giải

見解, cái hành

không phải là nói lý đạo

履蹈: chỉ theo một cái niệm mà lấy chứng: tri mà

chân thiết đốc thực

真切篤實tức là hành, hành mà minh giác tinh sát 明覺

精察 tức là tri. Tri hành hai chữ đều trỏ cái công phu mà nói, nhưng vẫn là
hợp nhất, chứ không phải là cố lập thuyết để cưỡng sự tin của người ta”.
Muốn hiểu rõ nghĩa mấy chữ “tri hành hợp nhất” thì phải tìm cái mối đầu
của nó ở câu “bách lự nhi nhất tri

百慮而一知” của Khổng Tử đã nói ở

thiên Hệ từ trong Kinh Dịch, Cái mối nhất tri ấy là cái chiêu minh linh giác
có sẵn trong tâm người ta. Dương Minh nhân đó mà phát minh ra cái thuyết
trí lương tri, khiến học giả tự tìm lấy ở trong tâm mình mà hiểu cái lý duy
tinh duy nhất trong sự học của thánh hiền. Ai hiểu được rõ cái thuyết trí
lương tri, thì cái thuyết tri hành hợp nhất tự nó sáng rõ ra vậy.
Trí lương tri. Dương Minh dẹp xong cái loạn Thần Hào rồi, lại bị những kẻ
gian thần tìm đủ cách để làm hại, thế mà ông cứ điềm nhiên ở cái lương tri,
không hề lo sợ chút gì cả. Sau khi việc ấy yên rồi, ông viết thư cho người
ta, nói rằng: “Cận lai tìm được ba chữ ‘trí lương tri’ thật là cái chính pháp
nhãn tàng của thánh môn. Mấy năm trước còn cái ngờ chưa hết, nay nhân
có nhiều việc, chỉ có cái lương tri ấy mà không có cái gì là không đủ, ví như
đi thuyền nắm được cái tay lái, đi qua chỗ phẳng, chỗ sóng, chỗ nông, chỗ
sâu, không đâu là không vừa ý, tuy gặp sóng gió, nhưng nắm được tay lái,
thì khỏi được cái lo phải chìm đắm vậy”. Ông thường thở than. Môn nhân là
Trần Cửu Xuyên hỏi rằng: “Tiên sinh thở than về việc gì?” Ông nói rằng:
“Cái lý ấy giản dị minh bạch như thế, mà chìm lấp hằng mấy trăm năm!”
Trần Cửu Xuyên nói: “Cũng vì Tống nho theo cái giải nghĩa của chữ tri,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.