NHO GIÁO - Trang 499

mới có lúc để che mất” (Ngữ lục, II). Sự học là cốt bỏ cái tối, cái che đi, để
thấy rõ cái sáng của lương tri vậy.
“Tâm của người ta kỳ thỉ không khác gì tâm của thánh nhân, chỉ vì cái lòng
tư hữu ngã nó ngăn ra, cái che lấp của vật dục nó cách ra, làm lớn hóa nhỏ,
thông hóa tắc, mỗi người có một cái tâm riêng, đến nỗi có người xem cha,
con, anh, em như kẻ cừu địch. Thánh nhân lấy làm lo, mới suy ở cái nhân
của thiên địa vạn vật nhất thể ra mà dạy thiên hạ, khiến ai nấy đều nén cái
tư, bỏ cái tế tắc, để phục lại cái đồng nhiên của tâm thể. Đó là cái nghĩa:
đạo tâm duy ly, duy tinh, duy nhất, doãn chấp quyết trung vậy”.
Thánh nhân sở dĩ hơn người là giữ được hoàn toàn cái lương tri mà hành
động, chứ không trầm, không thủ tịch

沉空守寂 như lối Thiền học của Phật

giáo, mà cũng không an bài tư sách

安排思索 như lối học của phần nhiều

những học giả đời sau. Những lối ấy là lối tự tư dụng trí, làm mất mất cái
lương tri. Thánh nhân cũng tư lự, nhưng sự tư lự của thánh nhân là do sự
phát dụng của lương tri, chứ không theo sự an bài của tư ý. Cái học mà chủ
ở lương tri thì chỉ dụng công ở chỗ phác thực rồi tự hiểu được hết cả mọi
sự. Hiểu được như thế thì quên cả trong ngoài, mà tâm với sự hợp làm một
vậy.
Lương tri là cái linh căn của trời phú cho, tự nó sinh sinh bất tức, chỉ vì
người ta gây thành cái tư lụy, đem cái gốc thiêng liêng ấy mà phá hại và che
lấp đi cho nên nó mới không phát sinh ra được. Không biết rằng một điểm
lương tri ấy là cái chuẩn tác có sẵn ở ta, cái ý niệm của ta ở chỗ nào mà phải
thì nó biết là phải, trái thì nó biết là trái, dẫu muốn lừa dối nó chút nào thì
cũng không được. Ta đừng lừa dối nó, cứ thực thà theo nó, thì cái thiện còn
lại, cái ác phải mất đi. Như thế thì ổn thỏa và vui sướng là dường nào? Đó
là cái bí quyết của sự cách vật, cái thực công của sự trí tri vậy.
Lương tri huyền bí linh diệu như thế, cho nên Dương Minh lấy ba chữ trí
lương tri
mà dạy người ta, nghĩa là dạy người ta phải học cho đến cái lương
tri. Học giả có người cho là cái tâm thể của người ta tuy là sáng suốt, nhưng
còn có cái khí nó câu thúc, có cái vật nó bế tắc, thành ra thường hay bị mờ
tối. Giả sử không có học, vấn, tư, biện, cho cùng cái lý của thiên hạ thì sao
biết rõ thiện, ác và thực giả. Nếu cứ nhiệm tình tứ ý thì há chẳng hại lắm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.