NHO GIÁO - Trang 500

hay sao? Ông nói rằng: “Cái lý của vạn sự, vạn vật không ngoài được cái
tâm của ta. Thế mà nói rằng phải cùng cái lý của thiên hạ, ấy là ngờ cái
lương tri của ta chưa đủ, cho nên phải ra ngoài tìm chỗ rộng của thiên hạ để
bổ ích thêm vào. Như thế là tách cái tâm và cái lý ra làm hai vậy. Cái công
học, vấn, tư, biện, đốc hành, tuy có sự cố gắng đến người ta một phần thì
mình phải trăm phần, nhưng cái cùng cực của sự khoáng sung đến chỗ “tận
tính tri thiên

盡性知天” cũng chẳng qua là tri cái lương tri của tâm ta mà

thôi. Ngoài cái lương tri há lại có thêm được chút gì nữa không? Nay nói
cùng lý của thiên hạ mà không quay trở lại cầu lấy ở tâm, thì phàm cái mà
gọi là cái cơ của thiện, ác và sự biện biệt của việc thực giả, nếu bỏ cái lương
tri của tâm đi, thì toan lấy gì mà đến chỗ xét cho rõ được? Người ta sở dĩ
nói khí câu, vật tế

氣俱, 物際, là nói câu cái đó, tế cái đó mà thôi. Nay

muốn bỏ cái che lấp của cái ấy mà không dụng lực ở cái ấy, lại muốn đi tìm
ở ngoài, thì có khác gì con mắt không sáng, mà không vụ lấy sự phục thuốc
để điều trị con mắt, lại cứ đi tìm cái sáng ở ngoài, cái sáng há có thể lấy ở
ngoài được hay sao? Cái hại nhiệm tình tứ ý cũng là bởi không xét được kỹ
cái thiên lý ở lương tri của tâm vậy. Ấy thật là sai, một hào ly mà lầm đến
nghìn dặm vậy” (Ngữ lục, II).
Bởi lẽ ấy, cho nên cái học của Dương Minh không nói cùng lý, mà chỉ nói
trí lương tri. Ông lại lấy chữ trí tri cách vật trong sách Đại Học làm cơ sở
cho cái thuyết trí lương tri của ông, vậy nên nói rằng: “Ta nói trí tri cách
vật, là trí cái lương tri của tâm ta ở sự sự vật vật. Lương tri của tâm ta tức là
cái gọi là thiên lý vậy. Trí cái thiên lý trong lương tri của tâm ta ở sự sự vật
vật, thì sự sự vật vật đều được cái lý. Trí cái lương tri của tâm ta là trí tri
vậy; sự sự vật vật đều được cái lý, là cách vật vậy” (Ngữ lục, II). Cái công
phu của sự trí lương tri ở sự cách vật. Cách vật là khiến cho sự vật được
đúng thiên lý. Ông nói rằng: “Ta dạy trí lương tri là phải dụng công ở cách
vật, ấy là sự học vấn có căn bản, càng ngày càng tiến thêm, càng ngày càng
biết rõ ràng. Thế nho thì dạy tìm kiếm ở các sự vật, ấy là sự học vấn không
có căn bản, giống như cây không có gốc, lâu thành ra tiều tụy” (Ngữ lục,
III).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.