NHO GIÁO - Trang 502

dân vật, phàm vạn hữu đều ở cả trong Thái Hư vô hình mà phát dụng lưu
hành, mà chưa từng có vật nào làm ngại trở cho Thái Hư. Thánh nhân thuận
cái phát dụng của lương tri, thì trời đất vạn vật đều ở trong sự phát dụng lưu
hành của lương tri, mà chưa từng có một vật nào ra ngoài lương tri mà làm
ngại trở được. Song cái học quang minh chính đại ấy, không phải là ai cũng
hiểu rõ ngay được; người nào có chí ở đạo, rồi hết sức cố gắng tìm cho thấy
đạo, thì mới biết được cái chân tướng của lương tri. Bởi vậy Dương Minh
nói rằng: “Duy những kẻ sĩ có đạo, thì mới thật thấy rõ cái chiêu minh linh
giác của lương tri, khuếch nhiên thái công cùng với Thái Hư đồng một thể.
Trong Thái Hư thì vật gì cũng có, mà không có vật nào che lấp được Thái
Hư vậy” (Phụ lục, III).
La Niệm Am là một người cao đệ của Dương Minh, nói rằng: “Dương
Minh tiên sinh dạy cái lương tri là gốc ở ba điều của Mạnh Tử: (a) chợt thấy
người sa xuống giếng, (b) đứa trẻ biết yêu biết kính, (c) sự hiếu, ố bình nhật
của người ta. Ba điều ấy đều có sẵn trước lúc chưa phát ra, cho nên gọi là
lương, cũng như Chu Hối Am gọi lương là cái tự nhiên vậy. Khi có một
điều gì phát hiện ra mà chưa có thể làm được, thì phải phục ngay lại cái bản
thể, cho nên nói là “truậtt dịch

怵惕”, tất là để lấy sự khoáng sung mà nối

theo; nói hiếu, ố, tất là để lấy sự trưởng dưỡng mà nối theo; nói sự ái kính,
tất là để lấy sự đạt ra thiên hạ mà nối theo. Cái ý của Mạnh Tử thấy rõ làm,
mà Dương Minh tiên sinh hiểu được cái ý ấy, cho nên không lấy cái lương
tri làm đủ, mà lại lấy trí tri làm công phu”. La Niệm Am giải rõ cái nghĩa
chữ lương tri, là cái thể tự tại, cái trung chưa phát ra vậy. Cái thể ấy, cái
trung ấy, vẫn có sẵn, nhưng cái công phu của học giả là cốt ở chữ trí: có trí
tới cái lương tri để nói theo mà sung

充, mà dưỡng 養, mà đạt 達, thì mới

có cái hòa. Đó là điều cốt yếu trong cái thuyết trí lương tri.
Đại để cái thuyết trí lương tri là tóm cả cái nghĩa cách vật, thành ý vào chữ
trí tri mà vẫn không ra ngoài cái tông chỉ tri hành hợp nhất và theo được
dùng cái lý nhất dĩ quán chi của Khổng học vậy.
Cái tông chỉ trí lương tri. Dương Minh về đinh gian, nghỉ ở nhà dạy học
nom sáu năm, phát huy ra cái thuyết trí lương tri. Sau triều đình lại cử ông
đi làm tổng đốc Lưỡng Quảng để dẹp giặc ở châu Tư Điền. Khi ông sắp đi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.