NHO GIÁO - Trang 503

hai người cao đệ của ông là Tiền Đức Hồng và Vương Kỳ bàn cái tông chỉ
về cái học trí lương tri. Tiền Đức Hồng nhắc lại lời dạy của Dương Minh
rằng: “Vô thiện, vô ác là cái thể của tâm, có thiện, có ác là sự động của ý,
biết thiện biết ác là lương tri, làm thiện bỏ ác là cách vật”. Vương Kỳ nói
rằng: “Lời ấy sợ chưa phải là lời cứu cánh”. Đức Hồng hòi rằng: “Tại sao?”
Vương Kỳ nói: “Nếu nói tâm thể là vô thiện, vô ác, thì ý cũng vô thiện, vô
ác, tri cũng vô thiện, vô ác, vật cũng vô thiện, vô ác; nếu nói ý nó có thiện,
có ác, thì rút lại là tâm thể vẫn có thiện, có ác”. Đức Hồng nói: “Tâm thể là
thiên mệnh chi tính, nguyên là vô thiện, vô ác, nhưng người ta tập nhiễm đã
lâu, trong ý niệm thấy có thiện, có ác. Cách vật, tri trí, thành ý, chính tâm,
tu thân ấy là cái công phu để phục lại cái tính thể. Nếu bằng nói: Nguyên là
vô thiện, ác, thì cái công phu ấy nói không xuôi vậy”. Đoạn, đến đêm vào
ngồi hầu Dương Minh ở trên cầu Thiên Tuyền, hai người đem việc ấy ra
hỏi. Dương Minh nói rằng: “Ta nay sắp đi, chính muốn các người đến giảng
cho vỡ cái ý ấy. Ý kiến của hai người nên để giúp nhau mà dùng, không nên
mỗi người cố chấp một bên. Nhữ Trung nên dùng cái công phu của Hồng
Phủ, Hồng Phủ nên hiểu cái bản thể của Nhữ Trung. Ấy là chỗ ta tiếp dẫn
hai hạng người. Người có lợi căn

75

, thì theo thẳng cái bản nguyên mà thể

ngộ: Cái bản thể của tâm người ta nguyên là sáng sủa không có ngưng trệ,
tức là cái trung lúc chưa phát ra. Người có lợi căn thể ngộ ngay được, thì
bản thể là công phu: Người với ta, trong với ngoài đều nhất tề hiểu thấu cả.
Người không có lợi căn là bậc thứ, thì không khỏi có sẵn cái tập tâm, che
lấp mất cái bản thể, cho nên mới dạy sự thực hành ý niệm, làm thiện, bỏ ác.
Sau khi cái công phu đã thuần thục rồi, nhưng cái cặn bã bỏ hết sạch, thì cái
bản thể cũng sáng rõ ra. Cái ý kiến của Nhữ Trung là cái ta tiếp dẫn người
có lợi căn: cái ý kiến của Hồng Phủ là cái lập pháp của ta để tiếp dẫn người
bậc thứ. Hai người nên lấy lẫn của nhau mà dùng, thì bậc trung nhân và
trung nhân dĩ thượng, trung nhân dĩ hạ đều đem được vào đạo. Nếu mỗi
người cố chấp một bên, thì ngay nhãn tiền đã không tiếp dẫn được ai, mà
đến đạo thể cũng mỗi bên có điều chưa đủ”. Đoạn, ông lại nói rằng: “Từ
nay về sau cùng với bằng hữu giảng học, đừng có làm mất cái tông chỉ của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.