NHO GIÁO - Trang 504

ta. Cái tông chỉ ấy là: “Vô thiện, vô ác thị tâm chi thể, hữu thiện, hữu ác thì
ý chi động, tri thiện, tri ác thị lương tri, vi thiện khử ác thị cách vật

無善無

惡是心之體,有善有惡是意之動,知善知惡是良知,為善去惡是格物:
Vô thiện, vô ác là cái thể của tâm, có thiện, có ác là sự động của ý, biết
thiện, biết ác là lương tri, làm thiện bỏ ác là cách vật

76

”. Các ngươi phải y

theo bốn câu ấy, rồi tùy người mà chỉ điểm, thì tự nó không có bệnh thống.
Ấy là cái công phu suốt trên, suốt dưới. Người có lợi căn ở đời cũng ít khi
gặp, hạng người ấy hiểu một lần thì suốt hết cả. Ấy Nhan Tử và Trình Minh
Đạo còn không dám đương, há lại kinh dị mà trông ở người khác được hay
sao. Người thường thì ai cũng có tập tâm, vì cái tập sở nhiễm, nếu không
dạy người ta thực dụng cái công phu ở lương tri, làm thiện bỏ ác, thì chỉ là
treo cái không tưởng của bản thể, nhất thiết sự vật đều không thực tiễn,
chẳng qua là nuôi thành một cái hư tịch ấy là cái bệnh thống không phải là
nhỏ, không nên không sớm chữa vậy” (Ngữ lục, III).
Cái học của Dương Minh rất cao minh mà vẫn thiết thực, cho nên trong cái
tông chỉ ấy ông nói rõ cái thể bản nhiên của tâm và cái căn nguyên của
thiện, ác, rồi bảo người ta lấy sự trí tri và sự cách vật mà phục lại cái bản
thể ấy. Song ông còn sợ học giả hiểu không rõ, cho nên ông ân cần dặn kỹ
đừng thiên trọng quá về cái bản thể của lương tri, mà bỏ mất cái công phu
thực dụng; và cũng đừng kiên trọng quá về cái công phu thực dụng mà bỏ
mất cái bản thể của lương tri. Cốt nhất là phải lựa từng hạng người mà tiếp
dẫn, chứ không nên cố chấp một mặt nào. Dù thế mặc lòng, về sau vì bốn
câu nói tóm cái tông chỉ ấy mà bọn môn nhân mỗi người đi ra một đường.
Vương Long Khê thì lấy cái bản thể “vô thiện, vô ác” mà lập giáo, thành ra
một cái học chỉ vụ lấy sự “ngộ”, và phát minh ra được nhiều điều rất cao,
nhưng dần dần lại biến ra Thiền học. Bọn Tiền Tự Sơn và Châu Đông
Quách thì lấy “tri thiện tri ác, vi thiện khử ác” làm cái học tu trì, tuy có giữ
được cái phần thiết thực, nhưng lại kém phần cao minh.
Cái học trí lương tri là cốt phải dụng công ở chữ trí

致. Trí là tới cái bản thể

tự tại, tức là tới cái nguồn gốc của sự tri giác và sự hành động. Tới được cái
bản thể ấy thì gồm được cả động, tĩnh: tĩnh thì thiêng liêng sáng suốt, động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.