NHO GIÁO - Trang 501

Cái gốc của vạn vật là thiên lý. Người ta sinh ra, ai cũng có một phần
thiên lý, là phần thiêng liêng sáng suốt của ta, tức là lương tri vậy. Lương tri
thì người hiền kẻ ngu ai cũng có như nhau cả, chỉ khác thì người hiền thì
giữ được cái lương tri sáng suốt, mà kẻ ngu thì để nó mờ tối đi mà thôi. Bởi
vậy nói rằng: “Phàm cái lương tri, lương năng thì đứa ngu phu ngu phụ
cũng giống như thánh nhân, nhưng thánh nhân trí được cái lương tri, mà
ngu phu ngu phụ thì không trí được, ấy là thánh với ngu phân biệt ra bởi ở
đó vậy” (Ngữ lục, II).
Theo cái thuyết ấy, thì người ta ai cũng có thể làm thánh làm hiền được,
miễn là biết trí cái lương tri, thì các cái đức tự sáng ra vậy. “Kẻ sĩ hôn ám
mà quá hay tùy sự, tùy vật xét kỹ cái thiên lý của tâm, để trí được cái lương
tri bản nhiên, thì tuy ngu rồi hóa sáng, tuy mềm rồi hóa cứng. Cái gốc lớn
đã dựng, cái đạt đạo đã hành, thì bao nhiêu những điều dạy ở trong các
Kinh, Truyện có thể lấy cái một mà suốt hết cả, không sót gì vậy” (Ngữ lục,
II)
. Đó là cái đạo nhất quán của Khổng Tử đã dạy từ xưa. Ngài bảo Tử
Cống rằng: “Ngươi cho ta là học nhiều mà biết, có phải không? Không
phải. Ta chỉ lấy cái một mà suốt hết cả đó”. Lấy cái một mà suốt hết cả,
chẳng phải trí cái lương tri là gì?
Học theo cái thuyết trí lương tri, thì không cần phải biết nhiều nhớ nhiều,
thế mà không có việc gì là không biết. “Lương tri không bởi kiến văn mà
có, mà kiến văn nào cũng là cái dụng của lương tri. Cho nên lương tri
không ứ trệ ở kiến văn mà cũng không xa lìa kiến văn. Khổng Tử nói rằng:
“Ta có biết gì không? Không biết vậy”. Ngoài cái lương tri ra không có cái
biết gì nữa. Cho nên lương tri là cái mối đầu rất lớn của sự học vấn. Ấy là
cái nghĩa thứ nhất của thánh nhân dạy người. Nay nói: “Chuyên cần ở cái
cuối của kiến văn, thì bỏ mất cái mối đầu, ấy là trụt xuống cái nghĩa thứ hai
vậy… Đại để, cái công phu của sự học vấn là chỉ chú ý ở cái mối đầu. Nếu
chú ý ở cái mối đầu, chuyên lấy trí lương tri là việc cốt yếu, thì phàm đa
văn đa kiến, không cái gì là không phải cái công của sự trí lương tri” (Ngữ
lục, II)
. Sự học của thánh nhân chỉ chủ ở sự tìm cho thấy rõ cái bản sắc của
lương tri, chớ không có ý gì khác hơn nữa. Cái hư vô của lương tri cũng
như cái hư vô của Thái Hư, mặt trời, mặt trăng, gió mưa, sấm sét, núi sông,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.