NHO GIÁO - Trang 508

后能安,安而后能慮,慮而后能得là nghĩa thế nào?
“Chỉ vì người ta không biết chí thiện vốn ở tâm ta, mà lại cầu ở ngoài, cho
là sự sự vật vật đều có định lý, rồi tìm cái chí thiện ở trong sự sự vật vật đến
nỗi chi ly quyết liệt, thác tạp phân vân, không biết cái phương hướng nhất
định. Nay nếu đã biết chí thiện ở trong tâm ta, không phải tìm ở ngoài, thì
cái chí có định hướng mà không có cái lo về sự chi ly quyết liệt, thác tạp
phân vân. Không có cái lo về sự chi ly quyết liệt, thác tạp phân vân, thì cái
tâm không vọng động mà có thể tĩnh được. Cái tâm không vọng động mà có
thể tĩnh được, thì trong khoảng nhật dụng thung dung nhàn hạ mà có thể
yên được. Đã yên, thì hễ khi nào một niệm phát ra, một việc cảm đến, là chí
thiện hoặc không phải là chí thiện, cái lương tri ở tâm ta tự biết xem xét kỹ
càng mà có thể nghĩ được; đã nghĩ được thì chọn cái gì cũng tinh, xử cái gì
cũng đáng, mà có thể tới được chí thiện vậy”.
Vật hữu bản, mạt

物有本末 tiên nho cho minh đức là bản, tân dân là mạt,

hai vật mà trong ngoài cùng đối nhau vậy. Sự hữu chung thỉ

事有终始, tiên

nho cho tri chỉ là thỉ, năng đắc là chung, một việc mà đầu đuôi cùng theo
nhau vậy. Như lời thầy nói, cho tân dân là thân dân, so với cái thuyết bản,
mạt của tiên nho có đúng không?”
“Cái thuyết thỉ chung, đại lược như thế rồi, đến như cho tân dân là thân dân,
mà nói rằng minh đức là bản, thân dân là mạt, cái thuyết ấy cũng chưa phải
là không phải; chỉ không nên chia bản, mạt ra làm hai vật vậy. Gốc cây gọi
là bản, ngọn cây gọi là mạt, vốn là một vật cho nên gọi là bản, mạt; nếu cho
là hai vật thì gọi thế nào là bản, mạt được. Cái ý tân dân đã cùng với thân
dân không giống nhau, thì cái công minh đức lại cùng với tân dân làm hai,
chứ không phải làm một nữa; nếu đã biết sáng cái minh đức là để thân dân,
mà thân dân là để sáng cái minh đức, thì minh đức và thân dân sao lại chia
làm hai? Cái thuyết của tiên nho, vì không biết minh đức, thân dân, vốn làm
một việc, cho nên dù biết bản, mạt vốn là một vật mà vẫn phải chia làm hai
vật”.
“Từ câu “cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả

古之慾明明德於天下

者” cho đến câu “tiên tu kỳ thân 先修其身”, lấy cái thuyết minh đức, thân
dân của thầy mà cắt, có thể hiểu được. Còn từ câu “dục tu kỳ thân

慾修其

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.