NHO GIÁO - Trang 509

身” cho đến câu “trí tri tại cách vật 智知在格物”, thì cái công phu thứ đệ
nên học thế nào?”
“Đó chính là nói rõ cái công minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện vậy. Thân,
tâm, ý, tri, vật, đó là cái điều lý để dùng công phu, tuy mỗi cái có một chỗ
riêng, nhưng kỳ thực chỉ là một vật. Cách, trí, thanh, chính, tu, đó là cái
công phu để dùng điều lý, tuy mỗi cái có một tên riêng, nhưng kỳ thực vẫn
là một sự. Cái gì gọi là thân? Thân là hình thể của tâm, để vận dụng cho tâm
vậy. Cái gì gọi là tâm? Tâm là minh linh của thân, để chủ tể cho thân vậy.
Cái gì gọi là tu thân? Tu thân là làm điều thiện mà bỏ điều ác vậy. Nhưng tự
mình ta có thể làm điều thiện, bỏ điều ác được không? Tất phải bởi cái tâm
là linh minh chủ tể, có muốn làm điều thiện mà bỏ điều ác, thì rồi cái thân
là hình thể vận dụng mới có thể làm điều thiện mà bỏ điều ác vậy. Cho nên
muốn sửa mình trước hết phải chính tâm vậy. Song cái bản thể của tâm là
tính; tính không có điều gì là không thiện, thì cái bản thể của tâm không có
điều gì là không chính, thế thì cái công chính tâm dùng vào chỗ nào? Cái
bản thể của tâm vốn là chính, vì ý niệm phát động mà sau có điều không
chính, cho nên muốn chính tâm, phải nhằm ngay vào chỗ ý niệm phát động
mà chính. Hễ một niệm phát ra mà thiện, thì yêu thật là yêu, như yêu sắc
đẹp; một niệm phát ra là ác, thì ghét thật là ghét, như ghét mùi hôi. Như thế
thì có thể hành được ý mà chính được tâm vậy. Song ý phát ra có thiện, có
ác, nếu không chia rõ được thiện, ác, thì hay, dở sẽ lẫn lộn, dù muốn thành ý
cũng không sao được, cho nên muốn thành ý, tất phải có trí tri. Chữ trí

nghĩa là đến vậy, như chữ trí ở trong câu “tang trí hồ ai

喪致乎哀: Sự tang

đến sự thương xót là hết”. Kinh Dịch nói: “tri chí, chí chi

知至,至之” chữ

“tri chí” ấy là nghĩa chữ “tri” ở đây vậy; chữ “chí chi” ấy là nghĩa chữ “trí’
ở đây vậy. Nghĩa chữ “trí tri” không phải như hậu nho cho là mở rộng cái tri
thức ra đâu, mà chính là trí cái lương tri của tâm ta vậy. Cái lương tri ấy,
Mạnh Tử gọi là cái lòng phải, trái, ai cũng có vậy; cái lòng phải, trái không
đợi nghĩ mà biết, không đợi học mà hay, thế gọi là lương tri, ấy là cái tính
của thiên mệnh, cái bản thể của tâm ta, tự nhiên linh chiêu minh giác vậy,
Phàm ý niệm phát ra cái gì, thì lương tri tự biết hết cả. Thiện chăng? Lương
tri tự biết; không thiện chăng? Lương tri cũng tự biết; cho đến như kẻ tiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.