NHO GIÁO - Trang 512

ngày càng quen lễ nghĩa mà không khổ ở cái khó, vào trung hòa mà không
biết tại đâu, Đó là cái vi ý của tiên vương lập giáo vậy. Cách dạy trẻ của cận
thế, thì chỉ cần ở cú đậu, khỏa phỏng, bắt phải kiểm thúc mà không biết dạy
đỗ bằng điều lễ, cầu lấy thông minh mà không biết nuôi nấng bằng điều
thiện, roi vọt đánh đập như người tù tội, làm cho trẻ xem nhà học như nhà
ngục không muốn vào, trông thầy như khấu thù không muốn thấy. Trộm lén
che đậy cho thỏa chơi đùa, đặt ra dối trá, bày ra quỷ quyệt để rông rỡ cái
ngoan nghịch, cứ ngày ngày theo cái thói hạ lưu, thế là xua trẻ làm điều bậy
mà lại muốn nó làm điều thiện, thì sao được!” (Ngữ lục, II).
Xem mấy lời ấy thì biết là Dương Minh không những là một nhà đại tư
tưởng trong Nho giáo mà lại là một nhà đại giáo dục vậy.
Vương Dương Minh đem cái thiên tài chí mẫn, sự lịch duyệt rất giàu, sự
nghiên cứu rất sâu, tìm thấy chỗ uyên nguyên của đạo thánh hiền mà phát
huy ra cái tâm học tinh vi hơn cái học của Lục Tượng Sơn. Ông bài xích cái
học tầm chương trích cú, phá cái tệ tập của mạt học, xướng lên cái tư tưởng
tự do theo cái bản thể thiên nhiên của lương tri, và khuyến miễn cái dũng
lực ở sự thực tiễn. Thiết tưởng từ đời nhà Tống về sau trong Nho giáo chỉ
có ông là người đã tìm thấy mối đạo ở chỗ căn để và lập ra cái học thuyết
rất thiết thực, khiến sự tư tưởng và sự hành vi hợp làm một, đúng với cái lý
nhất quán của Khổng học.
Tuy thế, nhưng bọn tục học vẫn không chịu, có nhiều người công kích, cho
là không phải chính học. Dương Minh cũng không vì thế mà nản chí, và
ông đem tâm sự nói rõ ra một cách rất thống thiết ở cái thư ông đáp lại cho
Nhiếp Song Giang như sau này:
Trong thư, ông nói: “Thành tín với thiên hạ, không bằng chân tín với mọi
người; đạo vốn tự tại, học cũng tự tại, cả thiên hạ tin không là nhiều, một
người tin không là ít”. Ấy vốn là cái tâm thấy điều phải mà không buồn của
người quân tử, há phải là những người bộp chộp và tỉ mỉ đủ biết kịp sao?
Nhưng cái tình thực của tôi có nỗi đại bất đắc dĩ ở về quảng ấy, mà người ta
tin hay không tin cũng chẳng quản vậy.
“Ôi! Người ta là tâm của trời đất. Trời đất muôn vật vốn là nhất thể với ta
vậy. Sự khổ sở của sinh dân há không phải là sự đau đớn thiết đến mình ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.