NHO GIÁO - Trang 516

gọi là lương tri, rồi nhân đó đem dạy người ta cái cốt yếu về sự cầu đoan và
dụng lực, gọi là trí lương tri. Lương tri là tri, thì cái tri không bó buộc ở
trong sự kiến văn; trí lương tri là hành, thì cái hành không ngưng trệ ở một
chỗ, một góc. Gọi là tri, là hành, là tâm, là vật, là động, là tĩnh, là thể, là
dụng, là công phu, là bản thể, là thượng, là hạ, không có cái gì là không ở
cái một, để chữa cái bệnh chi ly huyễn vụ, chuộng văn hoa mà tuyệt căn bản
của học giả. Có thể gọi là cái sét đánh làm tỉnh giấc mê, ngôi sao sáng làm
tan bóng tối. Từ họ Khổng họ Mạnh đến giờ chưa từng có cái học thâm
thiết và sáng sủa như thế. Chỉ có đối với cái thuyết của Chu tử thì có điều
không hợp, mà cái cực lực biểu chương Lục Tượng Sơn. Có người nghi
rằng cái học của tiên sinh do Thiền học mà ra. Thiền học thì tiên sinh vốn
trước có học, nhưng sau biết cái học ấy không phải thì đã bỏ đi rồi. Cái một
là thành vậy, là đạo trời vậy; thành được cái đạo ấy là minh vậy, là đạo
người vậy, là trí lương tri vậy. Nhân cái minh đến cái thành để người hợp
với trời, gọi là thánh. Thiền học có thế không? Có người nghi là hai chữ
lương tri bởi cái thuyết bản tâm của Tượng Sơn mà ra. Về việc cầu bản tâm
của lương tri, thì cái cách chỉ điểm thân thiết hơn, hợp trí tri với cách vật,
thì cái công phu thực có tuần tự và trì thủ, so với cách Tượng Sơn cho nhân
đạo nhất tâm tức là bản thể để cầu cái “ngộ”, thì lại không khác một hào ly
hay sao? Tiên sinh nói rằng: “Lương tri tức thị độc tri thời

良知即是獨知

時: Lương tri tức là lúc độc tri”. Như thế vốn không phải là huyền diệu.
Người đời sau cưỡng cho là cái quan niệm huyền diệu, cho nên mới gần
Thiền học, chứ thực ra không phải là cái bản ý của tiên sinh. Còn như chỗ
không hợp với Chu tử là ở cả sách Đại Học. Chu tử giải nghĩa sách Đại
Học
cho là trước phải cách trí rồi sau mới dạy cho lấy thành ý; tiên sinh giải
nghĩa sách Đai học thì cho cách trí là thành ý. Cái công phu hình như phân
hợp không đồng, song xét rõ chỗ khẩn yếu của hai tiên sinh, đều không qua
cái cửa “thận độc”, như thế thì nhân cái minh đến cái thành để tiến vào đạo
của thánh nhân, là như nhau vậy. Cho nên tiên sinh lại có cái thuyết về vãn
niên định luận của Chu tử. Sự dạy của sách Đại Học, một trước một sau,
giai cấp rõ ràng, mà thực thì không thể nói có trước sau. Cho nên tóm cả
tám điều mục lại thì là một việc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.