NHO GIÁO - Trang 518

cái bản tâm, không cần phải gá mượn góp nhặt, tựa như mặt trời ở trong
không gian, mà vạn tượng được soi sáng hết cả. Ấy là sau khi cái học đã
thành rồi mà lại có ba lần biến ấy vậy.
“Tiên sinh lo rằng: Sau Tống nho, các học giả lấy sự tri thức làm cái tri, cho
cái sở hữu của nhân tâm là cái minh giác, mà cái lý là cái công cộng của
thiên địa vạn vật, cho nên tất phải cùng cái lý của thiên địa vạn vật, nhiên
hậu cái minh giác của ngô tâm cùng với cái lý ấy hỗn hợp làm một, mà
không gián đoạn, ấy là không có nội ngoại, kỳ thực là toàn nhờ kiến văn ở
ngoài, để cứu bổ cái minh linh vậy. Tiên sinh bèn cho cái học của thánh
nhân là tâm học, tâm là lý, cho nên dạy về trí tri cách vật, không thể không
nói: đem hết cái thiên lý của lương tri vào sự sự vật vật, thì sự sự vật vật
đều được cái lý. Nếu lấy tri thức làm tri, thì thành ra khinh phù mà không
thực, cho nên tất phải lấy lực hành làm công phu. Lương tri cảm ứng thần
tốc, không có đợi chờ. Cái sáng của bản tâm là tri, không dối cái sáng của
bản tâm là hành, không thể không nói tri hành hợp nhất được. Đó là cái đại
chỉ của sự lập ngôn không ra ngoài điều ấy được.
“Hoặc có kẻ không biết cái giới hạn của đạo Phật và đạo Nho, cho cái
thuyết bản tâm của Phật giáo cũng giống như cái thuyết tâm học. Chỉ có
một chữ “lý” mà Phật thì đem cái lý của thiên địa vạn vật để ra ngoài bụng
không giảng đến, chỉ giữ cái minh giác thôi. Nho thì không cậy ở cái minh
giác, mà cầu ở cái lý trong khoảng thiên địa vạn vật, cho nên hai bên khác
hẳn. Song, quy cái lý về thiên địa vạn vật, với quy cái minh giác về ngô
tâm, thì vẫn là một vậy. Quay ra ngoài mà tìm cái lý, thì thành ra nước
không có nguồn, cây không có gốc. Giả sử có tổng hợp lại được, thì ở trên
cái bản thể đã phí mất bao nhiêu công phu, cho nên lần từng nhà mà xin lửa
và nhám mắt thấy tối, thì cách nhau chẳng xa.
“Tiên sinh điểm khởi cái tâm sở dĩ là tâm, là không ở minh giác mà ở thiên
lý. Như thế là cái gương đã rơi xuống lại nhặt lên, bèn khiến Nho với Phật
phân biệt ra, cách nhau xa như núi sông, ấy là ai có mắt cũng thấy rõ vậy.
Thủ lấy những lời của Khổng, Mạnh mà chứng xem: Trí cái lương tri của ta
đến các sự vật, thì các sự vật đều được cái lý, thế không phải là “nhân năng
hoằng đạo” hay sao? Nếu cho cái lý ở sự vật, thì hóa ra “đạo năng hoàng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.