NHO GIÁO - Trang 521

cái tâm là cái bản nhiên của trời đất, tất tự nó không có thiện, ác. Thiện và
ác khởi đầu có từ lúc có cái ý, là cái riêng của người ta. Vậy hữu thiện, hữu
ác thuộc về phần hậu thiên, tức là phần người; vô thiện, vô ác thuộc về phần
tiên thiên, tức là phần trời. Hữu thiện, hữu ác là phần tỉ hiệu, do sự so sánh
của người ta mà ra; vô thiện, vô ác là phần tuyệt đối, tự nhiên, tự tại, cho
nên phải là chí thiện. Cũng vì thế mà có chỗ ông lại nói: “Chí thiện vô ác là
cái bản thể của tâm”, ấy chính là ông đã hiểu đến chỗ cực cao, cực xa trong
cái học của Dương Minh, chứ không phải là ông nói mỗi lúc một khác. Vì
học giả không đạt tới chỗ ấy, cho nên mới thành ra có nghị luận.
Luận giả lại hỏi rằng: “Lấy cái thuyết ‘tứ vô

四無’ mà bàn, thì cái công phu

chính tâm trong Đại Học phải theo thành ý mà vào, nay nói rằng theo cái
tâm mà lập căn, ấy là không cần đến ý nữa. Nếu bảo rằng theo ở cái ý mà
lập căn, ấy là cái thuyết lập ra cho hạng trung nhân và hạ nhân; thế thì cho
Đại Học có hai cái công phu khác nhau hay sao? Hay là chỉ vì hạng trung
nhân và hạ nhân mà lập giáo hay sao?” Thiết tưởng sách Đại Học là nói
chung sự học của người; đã là người thì tất phải có cái ý, cho nên phải nói
thành ý rồi mới chính tâm được. Long Khê theo cái phần cao của Dương
Minh nói cái bản thể của tâm, tất là không thể không nói vô thiện, vô ác.Vô
thiện, vô ác là chí thiện, tức là cái cực điểm của sự học trong Đại Học. Học
giả phải tùy cái thiên tư của mình mà thể nhận: ai có thiên tư tốt, tức là có
cái lợi căn, thì hiểu thẳng ngay đến cái bản thể; nếu không, thì phải theo
thành ý mà vào chính tâm. Hai đường đều đi đến một chỗ cùng cực, thì vẫn
không có hại gì. Vả chăng Long Khê hình như đã đón trước điều đó, cho
nên nói rằng: “Thánh học tự nghìn xưa, chỉ cốt ở một niệm linh minh. Giữ
được một niệm ấy là học; lấy niệm ấy mà xúc phát cảm thông, ấy là giáo;
tùy sự mà không làm tối mất cái niệm ấy, gọi là cách vật; không dối cái
niệm ấy, gọi là thành ý; một niệm khuếch nhiên, không có một cái mảy tư
nào cố tất gọi là chính tâm. Ấy là cái căn nguyên dị giản trực tiệt”.
Long Khê cho cái lương tri là ở trong ‘vô” mà sinh ra “hữu”, tức là cái
trung vị phát, ấy là trước cái tri, chứ không có cái vị phát; cũng như cái hòa
trúng tiết, ấy là sau cái tri, chứ không có cái dĩ phát. Lương tri tự nó thu
liễm lấy được, không cần phải chủ ở sự thu liễm; tự nó phát tán ra được,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.