NHO GIÁO - Trang 531

Tâm vô tồn vong, đản ly độc vị tiện thị vong

心無存亡,但離獨位便是亡:

Tâm không có tồn vong, chỉ có lìa bỏ cái ngôi ‘độc’, ấy là vong”.
Cái học thận độc giải nghĩa như thế, thì chính hợp với cái học tri lương tri
của Vương Dương Minh và có thể khiến học giả không khuynh hướng về
đường hư vô. Đó thật là ông đã đạt tới cái mục đích muốn cứu bổ cái thời tệ
vậy. Song, xét cho hết lý, thì cái học thận độc tuy giữ được phần thiết thực
chắc chắn hơn, nhưng về phần cao siêu hoằng đại thì lại không bằng cái học
trí lương tri có thể bao quát được cả vũ trụ.
Hoàng Lê Châu là cao đệ của ông, nói rằng: “Xưa nay nho giả nhiều người
nói thận độc, song ngươi thì nhận biết cái bản thể mà sa vào chỗ hoảng hốt,
người thì nương tựa vào cái độc tri mà cố sức ở cái động niệm, duy có Trấp
Sơn thấy được cái chân thực, và nhận biết trong sự hỉ, nộ, ai, lạc chỉ có một
khí quán thông hết cả, không phải mượn phẩm tiết hạn chế, mà cái đức
trung hòa tự nhiên lưu hành ở khoảng nhật dụng động, tĩnh. Cái độc thể như
thế, tựa như trời lấy một khí mà tiến thoái, chia đều bốn mùa, ấm, lạnh, rét,
nóng không sai phép thường; một năm như thế, muôn đời cũng như thế, dù
có khi sai lỗi âm dương, thành ra điềm tốt điềm xấu, song vẫn không đổi
được cái đại thường của tạo hóa. Thận là thận cái đó mà thôi. Cái thuyết ấy
không giống cái thuyết của tiên nho. Tiên nho nói: “Vị phát vi tính, dĩ phát
vi tình

未發爲性,已潑爲情”. Mạnh Tử nói: Trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị

phi, là nhân cái tính sở phát mà thấy cái tính sở tồn, nhân cái thiện của tình
mà thấy cái thiện của tính. Trấp Sơn thì tỏ cái tình mà nói cái tính, chứ
không nhân cái tình mà thấy cái tính vậy. Ấy là lấy tâm mà nói tính, chứ
không lìa bỏ tâm mà nói thiện. Cái hình nhi thượng gọi là đạo, cái hình nhi
hạ gọi là khí cụ. Khí cụ có, thì đạo ấy có; rời cái khí cụ ra, mà đạo không
thể thấy được, át là phải tìm đạo ở trước lúc trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị phi,
như thế thì chẳng bao nhiêu mà tâm hạnh dứt lối, ngôn ngữ hết đường. Bảo
rằng trước trời đất đã có vật, thì làm gì mà chẳng thuộc về cái học của Lão
và Phật. Lê Châu lại nói tóm cái học của Trấp Sơn rằng: “Trong trời đất đều
là khí cả, ở tâm người ta chỉ có một cái khí lưu hành, thành thông thành
phục, tự nhiên phân ra làm hỉ, nộ, ai, lạc. Cái danh nhân, nghĩa, lễ, trí, bởi
đó mà khởi ra, không đợi an bài phẩm tiết, tự nó có thể không quá được cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.