NHO GIÁO - Trang 533

THỜI KỲ THỨ BA


Thời kỳ thứ ba vào quãng mạt diệp nhà Minh, kể từ đời vua Thần Tông
(1572-1620) đến hết đời nhà Minh. Trong khoảng hơn nửa thế kỷ này, các
vua lười biếng, việc triều chính rối loạn, kẻ hoạn quan chuyên quyền. Ở
ngoài biên thì có cường địch xâm lược, ở trong nước thì giặc cướp nổi lên
đánh phá các nơi. Song nhờ có sự cảm hóa của những danh nho thời kỳ
trước, cho nên còn nhiều người chuộng nghĩa lý, trọng khí tiết. Bởi vậy khi
có việc gì hệ trọng, thì các sĩ phu tranh nhau vào can vua, hoặc ra sức biện
luận để gây thành cái thanh nghị mà ngăn cấm sự hành động của bọn tiểu
nhân. Cũng vì thế mà thành ra cái vạ đảng phái, giết hại mất nhiều người
trung lương.
Trong thời kỳ này, sự học tuy không được thịnh đạt như trước, nhưng còn
có nhiều người muốn lấy sự học mà bổ cứu cái thời tệ, cho nên mới lập ra
các học phái để giảng dạy cái đạo của thánh hiền. Thuở ấy có Đông Lâm
phái và Thủ Thiện phái là quan trọng hơn cả.

ĐÔNG LÂM PHÁI


Những người lập ra phái này là Cố Hiến Thành và Cao Phan Long, Cố Hiến
Thành thì phản đối cái học của phái Diêu Giang, mà Cao Phan Long thì
xuất nhập ở cái học ấy. Tuy nhiên hai người cũng đồng ý muốn cứu bổ sự
học đương thời, và đều có trọng danh trong Nho học, cho nên người ta
thường gọi là “Cao Cố chi học”.
Cố Hiến Thành. Cố Hiến Thành

顧憲成, tự là Thúc Thời 叔時, hiệu là

Kinh Dương

經陽, người huyện Vô Tích, tỉnh Giang Tô, đỗ tiến sĩ cập đệ,

làm quan đời vua Thần Tông nhà Minh.
Thuở ấy vua lười biếng, chỉ say đám tửu sắc ở trong cũng, không thiết gì
đến việc chính trị. Vua lại muốn bỏ người con trưởng là Thường Lạc, mà
lập người con của một người sủng phi họ Trịnh lên làm thái tử. Các quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.