NHO GIÁO - Trang 536

Tuy nhiên ông vẫn trọng Dương Minh, và thường nói rằng: “Tự xưa đến
nay, bậc thánh hiền thành tựu đều có từng mạch lạc: Chu Liêm Khê, Trình
Minh Đạo cùng với Nhan Tử một mạch; Vương Dương Minh, Lục Tượng
Sơn cùng với Mạnh Tử một mạch; Trương Hoành Cừ, Trình Y Xuyên cùng
với Tăng Tử một mạch; Trần Bạch Sa, Thiệu Khang Tiết cùng với Tăng
Điểm một mạch; Hồ Kính Trai, Ngô Khang Trai cùng với Tử Hạ một
mạch”. Đó là thật ông thấy rõ cái mạch lạc của các học phái lớn trong Nho
giáo vậy.
Tôn Thận Hành. Tôn Thận Hành

孫慎行, tự là Văn Tư 聞斯, hiệu là Kỳ

Húc

淇澳, người đất Võ Tiến, tỉnh Giang Tô đỗ tiến sĩ cập đệ, làm quan đến

chức lại bộ thượng thư, bị Ngụy Trung Hiền bắt đi đày.
Cái học của ông theo Tống nho. Ông thường nói rằng: “Cái đạo của nho
giả, không theo cái ngộ mà vào được. Người quân tử suốt ngày phải học,
vấn, tư, biện, hành, ấy là suốt ngày phải giới cụ, thận độc, chứ sao lại tìm
cái quang cảnh mịch nhiên vô tâm ở chỗ hư gian? Bỏ học, vấn, tư, biện,
hành mà lại riêng tìm một đoạn công phu của sự tĩnh tồn động sát để nuôi
cái trung hòa, thì làm thế nào cũng đi vào Thiền học vậy”. Các học giả nói
thiên mệnh thì thường cho là có cái mệnh của lý nghĩa và cái mệnh của khí
vận, lẫn lộn không đều. Nhân đó thành ra có cái tính lý nghĩa và có cái tính
khí chất, lại nhân đó mà có cái tâm lý nghĩa và cái tâm hình khí. Ông cho ba
điều ấy khác tên mà đồng bệnh. Về cái mệnh, thì ông bảo sự lưu hành vãng
lai của khí tất phải có cái quá và cái bất cập, cho nên nóng lạnh thác tạp, trị
loạn tuần hoàn; nhưng trong cái bất tề của vạn hữu có một điểm chân chính
chủ tể, khiến lành được phúc, dữ phải vạ cho hợp cái lẽ chí thiện, như thế là
nhất tề đó vậy. Về cái tính, thì ông cho là tính thiện, khí chất của thiện. Cái
khí chất có cái bất tề thật, như sinh ra có ngu, trí, thanh, trọc, song người
cực ngu, cực trọc, chưa từng không biết yêu thân kính trưởng, ấy là có thể
“kế thiện”, không vì ngu trọc mà không còn, vậy thì khí chất không phải là
bất thiện. Về cái tâm, thì ông bảo rằng nhân tâm và đạo tâm không phải là
hai thứ tâm. Người là người bởi cái tâm, tâm là tâm là bởi cái đạo. Trong
cái nhân tâm chỉ có một cái đạo tâm của lý nghĩa, chứ không phải là ngoài
cái đạo tâm, có một thứ nhân tâm của hình khí. Bởi vì người đời sau đã cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.