NHO GIÁO - Trang 537

là có cái tính khí chất, thì lấy cái ở khí chất phát ra làm cái tâm của hình
khí, và lấy cái có đủ ở trong tâm, như các tri giác, đem hợp với lý nghĩa, rồi
gọi là đạo tâm, cho nên phải xét cho tới đến cùng cái lý của trời đất vạn vật,
chứ không nên cho là thuần chỉ có một cái tâm của mình mà thôi. Nếu như
cái thuyết ấy, thì người ta sinh ra chỉ có tri giác chứ không có lý nghĩa; chỉ
có nhân tâm, chứ không có đạo tâm. Nếu không phải như thế thì lại là hai
tâm lẫn lộn mà sinh ra một lúc. Hoàng Lê Châu bàn cái học của ông, nói
rằng: “Thiên hạ mờ tối đã lâu vì cái thuyết nói về ba điều mệnh, tính và tâm
ấy, nhờ có ông mà mây mù trở ra, thật là ông có công với Mạnh Tử vậy”.
Đối với cái học của Dương Minh, thì phần nhiều người nhận cái trung chưa
phát làm cái hòa đã phát, và bảo cái công phu chỉ ở chỗ tới cái hòa. Ông
bảo: “Phải theo hỉ, nộ, ai, lạc mà xem, thì mới có cái chưa phát, và mới có
chỗ mà dùng công phu. Xưa người ta đều lấy nhân, nghĩa, lễ, trí làm tính,
lấy trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị phi làm tình. Lý Kiến La, thuộc phái Chỉ
Tu, muốn theo cái đã phát mà suy ra cái chưa phát, không nên cố chấp cái
tâm trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị phi, mà mờ mất cái tính. Không biết rằng
có trắc ẩn mới có cái tên gọi là nhân, có tu ố mới có cái tên gọi là nghĩa, có
từ nhượng mới có cái tên gọi là lễ, có thị phi mới có cái tên gọi là trí. Nếu
bỏ trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị phi, thì tâm và hành không có đường mà đi,
và không biết tìm cái tính ở chỗ nào”. Lưu Trấp Sơn nói rằng: “Gần đây
xem sách của Tôn Kỳ Húc mới biết là nghiêm mật lắm. Trong sách ấy có
nói rằng: từ trẻ đến già, không có một sự gì là không hợp nghĩa, thì mới
nuôi được cái khí hạo nhiên. Nếu có điều không thỏa thích, thì cái khí hạo
nhiên có mòn đi vậy. Bối thế cho nên cái học của phái Đông Lâm có Cố
Kinh Dương đem đến cái nguồn, Cao Cảnh Dật vào tái chỗ tinh tế, đến Tôn
Kỳ Húc thì mới học được cả cái đã thành vậy”.
Phái Đông Lâm còn có mấy người có danh vọng nữa là: Tiền Nhất Bản

一本, tức là Quốc Đoan 國端, hiệu là Khải Tân, người Thường Châu, tỉnh
Giang Tô; Cố Doãn Thành

顧 允 成 , tự là Quý Thời 季時, hiệu là Kinh

Phàm

經凡, em Cố Hiến Thành; Lưu Vĩnh Trừng 劉永澄, tự là Tĩnh Chi 静

之, người Dương Châu, tỉnh Giang Tô.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.