NHO GIÁO - Trang 548

kỳ đệ tử. Nhũng người coi việc giảng dạy ở các nhà học ấy có cả người
Mãn và người Hán.
Chủ ý là để dạy nho học, nhưng vẫn bảo thủ cái tục cũ của người Mãn
Châu. Song vì cái nền học của người Mãn rất đơn sơ, và lại không có cái
văn hóa cố hữu, cho nên dẫu muốn hạn chế thế nào mặc lòng, lâu ngày
người Mãn cũng bị cái văn học của người Hán cảm hóa hết cả.
Cách mở mang như thế, kề cũng đã rộng lắm, nhưng vì sự học chỉ bó buộc
trong hai chữ văn chương, mà nghĩa lý thì không được ra ngoài cái ý kiến
của họ Trình, họ Chu, cho nên cái học vấn của nhân dân một ngày một hẹp
lại. Đó cũng là bởi cái học khoa cử mà ra.
Khoa cử. Khoa cử đời nhà Thanh cũng như đời nhà Minh. Lệ cứ ba năm
một lần thi. Những học sinh ở Kinh và ở các phủ, châu, huyện, đỗ thi hương
thì vào thi cả ở bộ lễ, gọi là thi hội. Những người thi hội trúng cách thì được
vào thi ở điện Thái Hòa, gọi là thi đình. Ai thi đình đỗ cao được tiên sĩ cập
đệ và tiến sĩ xuất thân, ai đỗ thấp thì được đồng tiến sĩ xuất thân.
Khoa cử khởi đầu có từ đời vua Vũ Đế nhà Hán, nhưng thật thịnh hành thì
kể từ đời nhà Đường trở đi, đến cuối đời nhà Thanh, trước sau có bốn hai
nghìn năm, là một cái chế độ để kén chọn người ra làm quan lại. Nho giáo
nhờ đó mà phát đạt ra, nhưng cũng vì đó mà cái tinh thần kém cỏi đi, là bởi
cái nội dung của khoa cử, chỉ chuyên về mặt từ chương, lấy thi phú, kinh
nghĩa và văn sách làm cốt, chứ không hỏi đến học vấn và tháo hạnh. Hễ ai
có tài làm văn và giỏi nghề thư pháp, thì đỗ, mà thường ai đã đỗ đạt rồi, bao
nhiêu những điều quan hệ đến đạo lý của thánh hiền, hoặc đến việc trị nước
yên dân, đều gác bỏ đi, không nhìn đến nữa, thành ra cái lối học khoa cử chỉ
có danh mà không có thực. Bởi chưng khoa cử là con đường danh lợi, cho
nên những sĩ tử cứ lăn lộn vào đó, rồi dùng đủ cách gian dối để cho đạt cái
mục đích ti thiển của mình. Cũng vì thế mà thành ra cái lưu tệ càng ngày
càng thêm rộng ra. Xưa nay các nhà thức giả cũng đã muốn tìm cách trừ bỏ
đi, nhưng vẫn không thành hiệu. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, năm Quang Tự
thứ 28 (1898). bọn Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, v.v. mưu sự biến pháp
tân chính và bỏ khoa cử đi, vụ lấy thực học, để theo thời mà tiến hành,
nhưng lại bị bọn thủ cựu ngăn cấm. Cách bảy năm sau là năm Quang Tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.