NHO GIÁO - Trang 550

II. CÁC HỌC PHÁI Ở ĐỜI NHÀ THANH


Trong khoảng sơ diệp nhà Thanh, các vua đều hết lòng tưởng lệ Nho giáo,
nhưng vẫn công nhiên chủ trương cái học của Tống nho. Quy củ sự học và
phép thi cử nhất nhất theo lối nhà Minh. Song đó chỉ là cái hình thức riêng
về mặt chính trị mà thôi, còn cái thực học thì ở những nhà tư thục, không
quan hệ đến sự hạn chế của chính phủ. Thuở ấy có những người nho học
không chịu ra làm quan với nhà Thanh, ở nhà tiềm tâm học tập. Lại nhân
cái học phong về cuối đời nhà Minh đã tiều tụy lắm, cho nên các học giả
mới phấn chấn lên, tìm cái phương pháp mà sửa đổi lại. Bởi vậy các học
phái mới xuất hiện ra như là phái Hán học, phái Kinh học, phái Tống học.
Về sau đến mạt diệp nhà Thanh sự học ấy suy đồi đi, và lại vì thời thế bức
bách, các học giả mới xướng lên phái Tân học, tức là phái đang thịnh hành
ở đời nay.
Sau này ta xét những học thuyết của mấy người danh nho trong những phái
ấy. Còn ai muốn biết rõ sự nho học trong đời nhà Thanh, thì nên xem sách
Thanh đại học thuật khái luận

清大學概論 của Lương Khải Siêu là sách có

giá trị về đường khảo cứu vậy.

HÁN HỌC PHÁI


Nguyên từ cuối đời nhà Minh, các học giả có nhiều người thấy sự học theo
lối Tống nho có nhiều điều sai lầm, lại nhân có cái ảnh hưởng Tây học của
những giáo sĩ đạo Gia Tô đem sang nước Tàu, các học giả nhờ đó mà rộng
cái kiến thức ra và có cái phương pháp khảo cứu rất tinh tường.
Vào khoảng năm Vạn Lịch (1572-1619) đời vua Thần Tông nhà Minh, có
giáo sĩ Lợi Mã Đậu (Mathieu Ricici) đã xướng lên cái thuyết nên tìm nghĩa
sách ở trong nguyên văn, trong bọn sĩ phu có người đã khuynh hướng về
mặt khảo chứng, cho đời nhà Hán gần đời Xuân Thu và Chiến Quốc hơn
đời nhà Tống, thì nên theo Hán nho mà học, hơn là theo những lời chú thích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.